Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2012 – Liệu mô hình các doanh nghiệp Việt Nam có đủ thích nghi để sống sót và phát triển bền vững trong giai đoạn kinh tế thế giới đang xuống dốc? Năm nay tại Hội nghị Hình Thành Thế Giới 2012, Việt Nam tại Hà Nội, được tổ chức tại khách sạn Melia, hơn 200 lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam đã cùng nhau tìm kiếm những giải pháp để xây dựng mô hình kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp họ phát triển trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Tham dự Hội nghị còn có Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội VASEP.
Thông qua các bài thuyết trình của các diễn giả, tọa đàm và các phiên thảo luận thực hành, hội nghị khám phá những khía cạnh cốt lõi của chủ đề: Trật tự thế giới mới đã được xác lập. Các thương hiệu Việt Nam đã sẵn sàng?:
- xu thế và thách thức đang cản trở sự phát triển của các thương hiệu châu Á và thương hiệu Việt Nam;
- sự phát triển của một thế hệ các nhà lãnh đạo châu Á mới;
- các chiến lược tổ chức nhằm tạo điều kiện cho văn hóa hợp tác và sáng kiến;
- vai trò của khối nhà nước trong việc ươm mầm sự phát triển của các thương hiệu Việt Nam; và
- những góc nhìn chiến lược mới mẻ có được nhờ phương thức tiếp cận tích hợp mô hình kinh doanh và thiết kế sáng tạo.
Với tình hình khủng hoảng tại Châu Âu và sự suy thoái kinh tế diễn ra với tốc độ gia tăng, các nền kinh tế Châu Á nay đóng vai trò chèo lái sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong khi châu Á được kỳ vọng sẽ là thị trường bán lẻ béo bở cho các sản phẩm tiêu dùng, hiện có quá ít thương hiệu đến từ Châu Á nằm trong danh sách các thương hiệu hàng đầu thế giới.
“Có 1 điều căn bản mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu đó là việc xây dựng những thương hiệu thành công bắt đầu từ bên trong. Họ cần phải tìm hiểu cách làm thế nào để tiến lên trong chuỗi giá trị và hưởng tỉ suất lợi nhuận cao hơn, bắt đầu từ mô hình kinh doanh tới trải nghiệm thiết kế,” Diễn giả chính, Lawrence Chong, CEO tại Consulus nhấn mạnh.
Để phát triển nhân rộng công việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu, các công ty thường đi tìm kiếm các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải một thách thức.
“Một vị cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã từng chia sẻ rằng các nhà đầu tư nước ngoài rất ngần ngại đầu tư vào các công ty Việt Nam do công ty Việt Nam yếu về năng lực quản lý. “, Bà Helena Pham, Giám đốc cấp cao tại Consulus chia sẻ. “Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài, họ cần xây dựng được đội ngũ nhân lực cấp cao và tạo lòng tin về năng lực quản lý trước nhà đầu tư.”
Bà Helena chia sẻ về các phương thức nhằm giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Đầu tiên, nhân viên trong tổ chức cần phải được đồng hàng với mục đích của doanh nghiệp, thông qua các buổi đối thoại, workshop đồng hàng ở cả cấp độ cá nhân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như “hành trình bản thân”, vạch rõ con đường phát triển của từng cá nhân tại tổ chức đó. Thông qua công cụ như vậy, các đối tác nội bộ sẽ có ý thức sở hữu với tổ chức mà mình đang cống hiến. Ngoài ra, công tác phát triển đội ngũ lãnh đạo kế tục nên được hoạch định dựa trên cơ sở giá trị cốt lõi nhằm thúc đẩy những hành vi mà tổ chức mong muốn.
Xây dựng doanh nghiệp là một quy trình dài và liên tục. Bà Vũ Hạnh Nga, Tổng giám đốc công ty dịch vụ Đỉnh Cao Mới chia sẻ về tầm quan trọng của việc xây dựng doanh nghiệp bài bản, có hệ thống.
“Bạn không thể đốt cháy giai đoạn khi muốn xây dựng một thương hiệu”, Bà Nga nói. “Tuy nhiên, bạn không cần phải lãnh đạo doanh nghiệp một mình. Với đội ngũ cổ đông chiến lược, bạn sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi cổ đông để phát triển doanh nghiệp.
Bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch đại diện tại Honeywell Việt Nam, nhấn mạnh cách thức mà các doanh nghiệp nên xây dựng và tái cấu trúc doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
“Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng hệ thống nội bộ nhằm tạo ra một văn hoá mạnh và đội ngũ lãnh đạo từ chính nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi như vậy, họ mới đạt được sự phát triển bền vững trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng có tính toàn cầu như hiện nay,” Bà Thanh chia sẻ.
Tại toạ đàm, các diễn giả đã tâm huyết chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong công cuộc chèo lái những lĩnh vực ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh và đồng thời thúc đẩy tổ chức của mình tiến lên phía trước. Chính những trải nghiệm này đã tiếp nhiên liệu cho những phương thức tiếp cận hướng tới xây dựng những thương hiệu Việt có khả năng phát triển bền vững và hình thành tương lai.
“Trước khi tham gia Hội Nghị Hình Thành Thế Giới, Việt Nam 2012 này, tôi vẫn luôn trăn trở một câu hỏi liệu bây giờ đã phải thời điểm cho các doanh nghiệp Việt Nam hình thành thế giới? Và tại đây, tôi nhận ra rằng chẳng bao giờ là sớm cũng không bao giờ là muộn cho các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta cùng nhau đóng góp hình thành thế giới. Điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là thay đổi suy nghĩ của chính mình”, Bà Nguyễn Thị Nga, Công ty WH Lifestyle tâm sự tại hội nghị.
“Các anh/chị hãy đừng nghĩ liệu sớm hay muộn để bắt đầu xây dựng một thương hiệu cho riêng mình. Không chỉ đơn giản nghĩ các anh/chị muốn gì, mà quan trọng là các anh/chị có thể làm gì để biến điều đó thành hiện thực. Một khi đã bắt đầu, không bao giờ được quay lại hay lùi bước” Ông Lawrence, CEO công ty Consulus trả lời.
“Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam không được xây dựng một cách bài bản, nguồn vốn còn hạn chế và doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý nguồn nhân lực. Chúng tôi khao khát vô cùng được học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự tư vấn chuyên nghiệp để giúp chúng tôi góp phần hình thành thế giới”, Ông Trần Văn Lê giám đốc Công ty quạt công nghiệp Phương Linh chia sẻ.
Bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch đại diện tập đoàn Honeywell tại Việt Nam đã đưa ra lời khuyên: “Người Việt Nam chúng ta thường rất tham vọng. Tuy nhiên chúng là lại hay nhầm lẫn giữa kinh doanh và nghiên cứu. Ngược lại, người Mỹ rất rạch ròi. Hàng năm các tập đoàn lớn như Honeywell, GE bỏ hàng tỷ đô la cho phát triển R&D. Họ thuê một đội ngũ giáo sư chuyên biệt để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới. Nhưng khi các sản phẩm này đã hoàn thiện, người đưa chúng ra thị trường lại không phải đội ngũ giáo sư hay nhà nghiên cứu này, mà đó chính là đội ngũ sales và marketing. Sự chuyên biệt hóa và chuyên môn hóa này chưa thấy được ở các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta còn đang nhầm lẫn giữa kinh doanh và nghiên cứu”.
Xem thêm thông tin về hoạt động của Consulus tại Việt Nam.
Các bài báo liên quan
Các thương hiệu Việt Nam đã sẵn sàng tham gia trật tự thế giới mới? (Diễn Đàn Doanh nghiệp)
Không nên “bán lúa non” thương hiệu (Báo điện tử Công thương)
Doanh nghiệp Việt cần xây dựng thương hiệu mạnh (VietnamPlus, TTXVN)
Xây dựng thương hiệu toàn cầu (Thời báo Kinh doanh)
CEO Việt có nên ‘bơm’ tiền tỉ đánh bóng thương hiệu? (VTC News)
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại www.consulus.co