VIỆT NAM THÔNG MINH 4.0
Lộ trình phát triển thành nền kinh tế công nghệ cao
Hiểu rõ hơn về các xu hướng, lỗ hổng và cơ hội xung quanh sự sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hậu đại dịch
Các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng và có khả năng phục hồi như thế nào trước những thay đổi gây gián đoạn của đại dịch COVID-19 và Cách mạng Công nghiệp 4.0?
Bản sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0 đem lại ích lợi gì cho các bên liên quan?
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của các tập đoàn có thể tận dụng những hiểu biết cụ thể về ngành để đưa ra quyết định sáng suốt về việc mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh
Nội dung chính trong Sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0
Trong bản Sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0, chúng tôi trình bày kết luận tổng quan về mức độ sẵn sàng và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam thông qua kết quả nghiên cứu tổng hợp từ 503 doanh nghiệp Việt Nam thuộc tám nhóm ngành khác nhau, bao gồm: Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng, CNTT – Công nghệ, Sản xuất, Y tế/Chăm sóc sức khỏe, Bất động sản, Du lịch – Khách sạn và Kinh doanh quốc tế. Các thông tin chuyên sâu trong Sách trắng được trình bày theo cấu trúc sau: phần đầu tiên sẽ đi sâu vào tổng thể tám nhóm ngành, sau đó đi sâu vào từng nhóm ngành và cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị và gợi ý thiết thực để Việt Nam sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 hướng tới trở thành nền kinh tế công nghệ cao.
Mục lục
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Trình bày và diễn giải Kết quả
Báo cáo đánh giá từng ngành
– Ngành Giáo dục
– Ngành Bất động sản
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Tài chính – Ngân hàng
– Ngành Công nghệ Thông tin – Công nghệ
– Ngành Sản xuất
– Ngành Y tế/Chăm sóc sức khỏe
– Ngành Du lịch – Khách sạn
Phần 3: Kết luận
Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và các chính sách vĩ mô của chính phủ Việt Nam
– Về phía Chính sách của Nhà nước
– Về phía các Hiệp hội ngành và Hiệp hội doanh nghiệp
– Về phía các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh
– Về phía các tổ chức tài trợ phát triển
Báo cáo riêng từng nhóm ngành
Trong mỗi báo cáo cụ thể theo ngành, chúng tôi trình bày triển vọng tổng thể về mức độ sẵn sàng và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam qua 8 nhóm ngành chủ lực. Sau đó, nội dung chi tiết sẽ đi sâu vào một nhóm ngành cụ thể của báo cáo kèm theo các đề xuất và sáng kiến thiết thực để các công ty trong ngành sẵn sàng hơn cho Công nghiệp 4.0.
Ngành Bất động sản
Ngành Kinh doanh quốc tế
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Công nghệ Thông tin – Công nghệ
Ngành Sản xuất
Ngành Y tế – Chăm sóc sức khỏe
Ngành Du lịch – Khách sạn
Nội dung trong Báo cáo riêng cho từng ngành
- Triển vọng chung về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hậu đại dịch (Biên độ Hợp nhất Tổng thể của nền kinh tế Việt Nam)
- Triển vọng chung về mức độ sẵn sàng của một nhóm ngành cho Công nghiệp 4.0 và khả năng phục hồi trong thời kỳ hậu đại dịch (Biên độ Hợp nhất Tổng thể của một nhóm ngành cụ thể)
- Kết quả và thông tin chi tiết về khả năng tạo doanh thu của một nhóm ngành cụ thể (Biên độ Hợp nhất về Mô hình kinh doanh của một nhóm ngành cụ thể)
- Kết quả và hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc và khả năng đổi mới, phát triển và đảm bảo tuổi thọ của một nhóm ngành cụ thể (Biên độ Hợp nhất về Mô hình tổ chức của một nhóm ngành cụ thể)
- Các kết quả và hiểu biết sâu sắc về khả năng nâng cao hiệu quả của việc gắn kết và tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu của một nhóm ngành cụ thể (Biên độ Hợp nhất về Trải nghiệm Thương hiệu của một nhóm ngành cụ thể)
- Kết quả và hiểu biết sâu sắc về khả năng chuyển đổi từ cách làm việc truyền thống sang cách làm việc kỹ thuật số của một nhóm ngành cụ thể (Biên độ Hợp nhất về Năng lực công nghệ số của một nhóm ngành cụ thể)
- Các khuyến nghị và đề xuất thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành sẵn sàng hơn cho Công nghiệp 4.0.
Nội dung trong báo cáo ngành sẽ đem lại ích lợi gì cho các bên liên quan
- Cấp lãnh đạo của các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành trong báo cáo có thể thực hiện lập kế hoạch chiến lược khả thi và có tầm nhìn xa hơn trong bối cảnh và mối tương quan với bức tranh về năng lực cạnh trạnh chung của toàn ngành, từ đó đưa ra được các hành động cần triển khai ngay để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tiềm năng của mình
- Các nhà đầu tư quốc tế muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại Việt Nam liên quan đến Công nghiệp 4.0 có thể so sánh các lựa chọn và rủi ro giữa các ngành để đưa ra quyết định đầu tư và chuẩn bị cho các phương án can thiệp chiến lược trong dài hạn
- Các bộ và cơ quan quản lý tương ứng của mỗi nhóm ngành kinh tế có được cơ sở và bức tranh toàn diện để đánh giá các chính sách và sáng kiến hiện có nhằm đưa ra các phương án cải thiện rõ ràng và khả thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng của toàn ngành một cách có chiến lược
- Các hiệp hội doanh nghiệp theo ngành nghề có được cơ sở và bức tranh toàn diện để đánh giá các hoạt động hiện tại và từ đó đưa ra các phương án cải thiện rõ ràng và khả thi giúp các doanh nghiệp hội viên giải quyết các nguyên nhân gốc rễ hiện đang cản trở sự đổi mới và phát triển của doanh nghiệp hội viên
- Các tổ chức phát triển quốc tế có được cơ sở và bức tranh toàn diện để đánh giá tác động của các chương trình phát triển cũng như điều chỉnh các dự án và sáng kiến hỗ trợ phát triển hiện có để giúp các công ty Việt Nam giải quyết triệt để hơn những thách thức đang gặp phải hiện tại cũng như giúp họ khai thác và nắm bắt các cơ hội tiềm năng chính từ nội lực bên trong
Kiểm toán Hợp nhất 4.0
Rà soát và đánh giá khả năng hoạt động hợp tác thống nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp trong thời đại mà mọi nguyên tắc cũ đang bị phá vỡ