Quảng bá thương hiệu: thu hút thôi đã đủ? – Consulus trên Báo Doanh nhân Sài Gòn

Aug 20, 2015 | News & Updates, Press, Tiếng Việt, Vietnam, Ý tưởng về Thiết kế

Mới đây, ông Lawrence Chong, Đồng sáng lập viên và CEO Consulus đã đưa ra những nhận định xoay quanh câu hỏi tại sao các thương hiệu châu Á thường thích lối quảng cáo tạo sự chú ý nhiều hơn là sự chính xác có chủ đích trên Báo Doanh Nhân Sài Gòn số 354 ra ngày 19/08/2015 với tựa đề “Quảng bá thương hiệu: thu hút thôi đã đủ?”. Bài được đăng lại trên Doanh Nhân Sài Gòn Online với tựa đề “Những sai lầm thường gặp trong quảng bá thương hiệu“.

Trong bài viết này, ông chia sẻ rằng công thức quảng cáo quen thuộc mà các thương hiệu châu Á thường hay sử dụng bao gồm logo, hình ảnh sản phẩm và thêm vào đó là sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng. Trong khi các thương hiệu quốc tế thường ghi dấu trong tâm trí người tiêu dùng bằng ngôn ngữ trực quan đặc trưng của mình thì các thương hiệu châu Á thường dễ bị lãng quên vì phong cách thể hiện quá giống nhau.

Nguyên nhân của xu hướng nhận diện thương hiệu nghèo nàn nói trên là do các doanh nghiệp châu Á thường chú trọng vào tính thu hút hơn là tính chính xác, vào hình thái hơn là nội dung khi lên các ý tưởng quảng cáo cho thương hiệu của mình. Ở các quốc gia trong khu vực, các thương hiệu thường mượn sự nổi tiếng của các ngôi sao để tăng khả năng người tiêu dùng tiếp nhận các sản phảm của họ. Điều này chứng tỏ rằng sức mạnh quảng cáo của các nghệ sĩ lấn át tầm ảnh hưởng yếu ớt của các thương hiệu châu Á không có bất kì đặc điểm hay dấu hiệu trực quan nào đặc trưng.

Trong suốt gần một trăm năm qua, những công ty hàng đầu ở phương Tây đều hiểu rõ rằng sức mạnh của thương hiệu nằm ở việc xây dựng nhận diện thương hiệu, và các nghệ sĩ nổi tiếng với sức ảnh hưởng của riêng cá nhân họ cần được lựa chọn và điều chỉnh một cách kĩ lưỡng để tránh trường hợp tầm ảnh hưởng của họ lấn át thương hiệu cần được quảng bá. Chính vì vậy, các thương hiệu hàng đầu đã thành thục trong việc vận dụng thiết kế để tạo ra những biểu tượng và phong cách đáng nhớ của riêng họ nhằm tạo một dấu ấn khó phai trong tâm trí khách hàng. Phông chữ đầy phong cách và hình dáng chai đặc biệt của Coca-Cola, hay hình ảnh “quả táo cắn dở” đặc trưng của Apple là một số ví dụ cho việc ứng dụng các công cụ trực quan một cách mạnh mẽ và xuyên suốt nhằm tạo dấu ấn cho thương hiệu, điều đã trở thành đồng nghĩa với sự toàn cầu hóa.

Khi được hỏi về lý do lựa chọn công thức quảng cáo giống nhau như vậy, các chủ thương hiệu châu Á thường đưa ra những lý do như sau:

  • Lý do 1: Thương hiệu của chúng tôi còn non trẻ nên cần dựa vào tầm ảnh hưởng của các nghệ sĩ nổi tiếng
  • Lý do 2: Sản phẩm của chúng tôi trông rất nhàm chán, vì vậy chúng tôi cần sự góp mặt của các nghệ sĩ để làm chúng thu hút hơn
  • Lý do 3: Thị trường hiện nay cạnh tranh rất lớn, vì vậy chúng tôi cần phải thay đổi liên tục

Tham khảo bài viết đầy đủ với tựa đề “Quảng bá thương hiệu: thu hút thôi đã đủ?” trang web chính thức của Consulus.

Read next

Economy of Goodness partners with Consulus for Global Impact

Economy of Goodness partners with Consulus for Global Impact

Taipei - The Economy of Goodness Association is a non-profit organization inspired by the vision of Dr. Rey-Sheng Her, promoting a new way of doing business—one rooted in altruism, harmony, and shared prosperity. It envisions a society where human and environmental...