Phương pháp luận HỢP NHẤT

Phương pháp luận Hợp nhất (CONSULUS UNIFY) là một phương pháp sắp xếp, phân tích và trình bày các góc nhìn, các khác biệt và những vấn đề phức tạp theo một cách dễ hiểu và thấu đáo, từ đó giúp đưa ra các chiến lược toàn diện nhằm tạo ra đổi mới và tăng trưởng, dựa trên những thế mạnh sẵn có và mục đích sống đích thực của doanh nghiệp.

Mục đích sống của doanh nghiệp được nói đến ở đây chính là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hành động, quyết định, tư duy của tổ chức, Là lý do khiến mỗi cá nhân trong tổ chức thức dậy vào mỗi buổi sáng với mức năng lượng cao nhất để cống hiến tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng. Do vậy, mục đích (Purpose) khác với Tầm nhìn (Vision) hay Nhiệm vụ chiến lược (Mission). Tầm nhìn được hiểu là một mốc son sẽ trở thành hiện thực trong một khung thời gian cụ thể và trong đó có chỉ rõ phạm vi địa lý và phân khúc thị trường hoặc phân khúc ngành cụ thể. Nhiệm vụ chiến lược được hiểu là những năng lực mà doanh nghiệp cần phải phát triển hoặc sở hữu nhằm hiện thực hoá được Tầm nhìn đặt ra. Mục đích của doanh nghiệp sẽ là vĩnh cửu và không thay đổi theo thời gian. Trong khi đó Tầm nhìn phải được cập nhật theo lộ trình phát triển của doanh nghiệp còn Nhiệm vụ chiến lược phải được thay đổi dựa theo Tầm nhìn.

2 Nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận HỢP NHẤT

3 Niềm tin căn bản của phương pháp luận HỢP NHẤT

Mục đích dẫn dắt (Purpose-driven)
Mọi quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp phải được đưa ra dựa trên mục đích tồn tại độc nhất của chính doanh nghiệp đó, thay vì dựa vào những cơ hội kinh doanh mang tính thời cơ, để có thể hợp nhất toàn bộ doanh nghiệp cũng như các hoạt động vận hành nhằm tối đa hoá kết quả kinh doanh và đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp.
Từ bên trong ra bên ngoài (Inside Out)
Việc nghiên cứu thực trạng của một doanh nghiệp cần được tiến hành từ bên trong ra tới bên ngoài nhằm đưa ra những giải pháp bám sát nhất với thực tế và tập trung vào đồng chỉnh và đoàn kết nhân sự nội bộ trước nhất để có thể thực hiện những “lời hứa thương hiệu” với các đối tác bên ngoài một cách xuyên suốt.
Sự đoàn kết (Unity)
Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của tình đoàn kết sẽ giúp doanh nghiệp thu nạp những hiểu biết và khả năng mới. Chỉ khi có sự đoàn kết nội bộ, doanh nghiệp mới có thể vượt qua những sóng gió và định hướng được tương lai.
Luôn nhìn nhận vấn đề bằng góc nhìn mới (See things with new eyes always)
Chúng tôi tin tưởng rằng những doanh nghiệp thường xuyên tự đánh giá khả năng và hiểu rõ những điểm yếu của mình sẽ có khả năng thu lợi nhuận từ kết quả của việc đổi mới sáng tạo. Đó là bởi họ biết cách sử dụng đúng người và đúng nguồn lực nhằm đối phó với sự phức tạp ngày càng gia tăng của thế giới. Nhờ đó, xác suất họ có thể “sống sót” qua những thử thách của thị trường để thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Khai thác sức mạnh vốn có (Strengths of Harness)
Chúng tôi tin tưởng rằng những doanh nghiệp thành công trong đổi mới sáng tạo không đơn thuần vì họ có những ý tưởng mới hay cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp thành công trong đổi mới sáng tạo khi và chỉ khi họ có khả năng khai thác những sức mạnh vốn có của tổ chức, đưa ra những quyết định từ góc nhìn mang tính tương quan đa chiều, tôn trọng vai trò dẫn dắt của mục đích tồn tại của doanh nghiệp và những mối quan hệ con người trong chính doanh nghiệp cũng như với xã hội.

Các mô hình thuộc phương pháp luận

HỢP NHẤT

Dưới đây là 5 mô hình được chúng tôi sử dụng dựa trên nguyên tắc của phương pháp luận HỢP NHẤT:

3-Trạng thái ™

Đánh giá và định hướng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

9-Chiều™

Đánh giá khả năng trường tồn của doanh nghiệp

3-Dấu hiệu™

Xây dựng bản sắc độc đáo cho thương hiệu

4-Khung™

Đánh giá và định hướng trải nghiệm thương hiệu độc nhất

6Ps™

Đánh giá và định hướng cho sự triển khai thành công
3-States

Mô hình 3-Trạng thái™

Mô hình này sẽ giúp sắp xếp dữ liệu và đánh giá doanh nghiệp từ góc độ đa chiều và trong mối tương quan lẫn nhau. Dựa trên những phân tích từ mô hình này, chúng tôi sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về thực trạng của doanh nghiệp về mặt kinh doanh, con người cũng như thương hiệu. 3 Trạng thái ở đây bao gồm Năng lực (State of Ability), Tầm ảnh hưởng (State of Influence), và Khác biệt hoá (State of Differentiation).

9-Dimensions

Mô hình 9-Chiều™

Mô hình này sẽ giúp đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể phát triển vượt qua thế hệ đầu tiên của những sáng lập viên. 9 Chiều ở đây bao gồm Người sáng lập (Founder), Mục đích của doanh nghiệp (Purpose of organisation), Sản phẩm, dịch vụ dựa trên cảm hứng từ mục đích trên (Inspired product, service), Đội ngũ lãnh đạo (Leaders), Quản trị doanh nghiệp (Governance), Học viện bí kíp (Know-how institute), Những tín đồ – khách hàng và nhân viên (Followers – staff and customers), Lời hứa thương hiệu (Promise reflection) và Sự cải thiện trong các tập quán (Practice improvement).

3-Signs

Mô hình 3-Dấu hiệu™

Mô hình này sẽ giúp xác định những mối quan hệ tương hỗ giữa niềm tin (Belief) của doanh nghiệp với các ký hiệu (Signs) và biểu tượng (Icons) liên quan đến niềm tin đó của doanh nghiệp nhằm thiết kế một bản sắc trực quan độc nhất và tạo cảm giác thân thuộc với đối tượng mà thương hiệu muốn hướng tới. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ có một bản sắc thương hiệu thể hiện đúng “bản sắc” của doanh nghiệp và là duy nhất.

4-Frames

Mô hình 4-Khung™

Phương pháp này sẽ giúp nhận dạng và định nghĩa những mối quan hệ tương hỗ của tất cả các điểm tiếp xúc khách hàng trong một hành trình trải nghiệm dịch vụ từ đầu tới cuối. Từ đó, chúng tôi giúp các khách hàng của mình tạo ra những trải nghiệm thực sự ý nghĩa nhằm giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ ở mức sâu hơn, để từ đó cải thiện mức độ tương tác với khách hàng và tạo sự gắn kết với thương hiệu. Mô hình 4-Khung bao gồm Lập Khung (Frame), Lập Trình (Condition), Tương tác (Engagement) và Ký ức đem về (Take-away).

9-Dimensions

Mô hình 6Ps™

Phương pháp này sẽ giúp đo lường mức độ triển khai một ý tưởng hay một kế hoạch bất kì. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ nét mức độ cam kết của đội nhóm trong việc hiện thức hoá ý tưởng. 6 chữ P đại diện cho 6 yếu tố: Kế hoạch (Plans), Người phụ trách (Persons), Quy trình (Processes), Tập quán thực hành (Practices), Tuyên truyền (Promotion), và Đo lường hiệu quả thực hiện (Performance).

Xem bài thuyết trình về phương pháp luận HỢP NHẤT tại Hội thảo Innovation by Design (tạm dịch: “Đổi mới sáng tạo có chủ đích”) tại đây
Industry 4.0 and Its Impact on Business, Strategies for Companies

Industry 4.0 and Its Impact on Business, Strategies for Companies

The talk by Dr Paolo Frizzi on the larger global context of the 4th Industrial Revolution and to further present what we learned at Consulus: that is, how businesses today are becoming extraordinary places where change can be developed and applied. From this point of advantage, business leaders can have a direct role to positively affect this economic shift, in a way, never before experienced in this scale.

Assess your current state towards innovation and readiness for Industry 4.0

Free sample Smart 4.0 Vietnam

Complete the form below to download the sample report

Consulus Vietnam

You have Successfully Subscribed!