Trở về quê hương sau nhiều năm sinh sống tại nước ngoài, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi chứng kiến Hà Nội đang vươn lên trở thành một thành phố giàu đẹp, có bản sắc của Châu Á. Những trung tâm thương mại, những khu văn phòng cao tầng đang dần lấp đầy thành phố này. Đi dạo dọc con phố trong khu trung tâm đông đúc và náo nhiệt, tôi mỉm cười và tự nhủ với chính mình rằng, đây là biểu hiện của sự phát triển. Bước chân vào một khu trung tâm thương mại, tôi không thể không chú ý rằng các thương hiệu phương Tây dường như đang thống trị khu mua sắm này, từ Adidas, MontBlanc tới Pizza Hut hay KFC… Và dù đây là biểu hiện của sự phát triển, trải nghiệm và cảm xúc mà nơi này tạo ra cho tôi, làm tôi khó có thể nói nó khác gì với những trung tâm thương mại khác tại Singapore, Malaysia, vốn cùng một mô-típ. Giữa “một rừng” các thương hiệu đồ ăn nhanh phương Tây quen thuộc, tôi gặp khó khăn khi cố tìm kiếm một thương hiệu ẩm thực truyền thống của Việt Nam. Và cuối cùng, thương hiệu Phở 24 nổi tiếng, nay cũng đã bị thâu tóm bởi một tập đoàn bán lẻ nước ngoài, nằm trong một góc nhỏ hiện ra trước mắt tôi. Tôi tự hỏi chính mình tại trung tâm mua sắm dường như bị “phương Tây hóa” này, làm cách nào để các khách hàng, dù là người Việt Nam hay nước ngoài, có thể nhận ra được sự độc đáo và nét văn hóa đặc trưng của thủ đô hào hoa, tao nhã này của Việt Nam.

Suy nghĩ này không ngừng làm tôi trăn trở. Liệu sự vươn lên của Việt Nam có đồng nghĩa rằng chủ nghĩa Phương Tây ngày càng chiếm lĩnh quốc gia này cũng như sự suy yếu trong niềm tin về bản sắc và những ý tưởng Á Đông? Rất nhiều hội nghị, diễn đàn mà tôi tham dự, với những chủ đề xoay quanh đổi mới, marketing hay kinh doanh, chỉ tập trung đưa ra những chiến thuật của các doanh nghiệp Phương Tây và làm cách nào để các doanh nghiệp Châu Á có thể tiếp thu và thực hành những chiến thuật này để đạt được hiệu quả một cách nhanh chóng. Đây dường như là một chuỗi những ý tưởng thực thi không có mục đích. Các thành phố của chúng ta cũng như các doanh nghiệp trong khu vực đang phát triển với tốc độ chóng mặt mà không nhận ra tầm ảnh hưởng của mình đối với sự phát triển và tương lai của cả châu lục.

Hiện nay, khi trật tự thế giới mới đang được xác lập, một Châu Á mới sẽ vươn lên như thế nào? Chúng ta sẽ là Châu Á giàu nguồn lực nhưng yếu kém trong ý tưởng hay một Châu Á đã sẵn sàng với những ý tưởng phát triển bền vững và sẵn sàng vươn lên vị trí lãnh đạo? Chúng ta cần nhiều doanh nghiệp Châu Á sáng tạo hơn nữa. Những xu hướng mới đây cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia không nhất thiết phải tạo ra sự gia tăng trong số lượng các doanh nghiệp sáng tạo. Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ thần kỳ nhưng so sánh với Hàn Quốc, quốc gia này vẫn thiếu những doanh nghiệp sáng tạo có khả năng dẫn dắt nền kinh tế.

Ngày nay các thương hiệu phương Tây như Apple hay Nestle đang sở hữu sức mạnh và tầm ảnh hưởng hơn cả các dân tộc và tôn giáo bởi chúng trực tiếp ảnh hưởng tới cách thức chúng ta tương tác và sử dụng các nguồn lực của Trái Đất. Theo Bloomberg, 8 trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới xét về giá trị thị trường là các doanh nghiệp Mỹ và 4 trong số họ là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ và sáng tạo. Doanh nghiệp Châu Á duy nhất có trong bảng xếp hạng này thuộc lĩnh vực hàng hóa đó là PetroChina, nhà sản xuất khí đốt lớn nhất của Trung Quốc. Đây chính là biểu hiện rất rõ ràng rằng trong nền kinh tế tri thức như hiện nay, các doanh nghiệp phương Tây, rất nhiều trong số họ là doanh nghiệp của Hoa Kỳ, đang nắm giữ lợi thế hình thành định hướng nền kinh tế mới. Hiện nay khi sự hội tụ của phần mềm, thiết kế và kỹ thuật tiếp tục phá vỡ cách thức vốn có của các ngành công nghiệp, chúng ta cần nhiều doanh nghiệp Châu Á hơn đi theo xu hướng này.

Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp Châu Á cũng như Việt Nam được biết đến là người quản trị giỏi, chúng ta vẫn thiếu những doanh nghiệp có khả năng và tư duy mở trong áp dụng đổi mới vào các quy trình sản xuất. Và dù Châu Á cũng như Việt Nam được biết đến với nguồn nhân lực dồi dào và phần lớn sản lượng hàng hóa trên thế giới được sản xuất tại Châu Á, chúng ta vẫn được coi là người gia công trung thành cho những người khổng lồ phương Tây.

Một thực tế rất không may đó là: xét về khả năng sáng tạo, không có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á có thể nhận ra rằng chúng ta có thể sẽ bị thua xa trong cuộc đua với các đối thủ phương Tây. Sáng tạo không phải thứ chúng ta có thể mua; nó là thứ cần được tạo ra và nuôi dưỡng bởi một văn hóa mở và khuyến khích sự phát triển của nó. Nếu như chúng ta tiếp tục bán trí tuệ cho phương Tây và mãi là người gia công tin cậy cho những người tạo ra giá trị này, chúng ta có thể mường tượng về tương lai của một Châu Á được “sản xuất” tại Phương Đông nhưng sức mạnh lại nằm ở những phần mềm nắm giữ bởi phương Tây, mà iPhone là một ví dụ điển hình.

Đó là lý do tại sao chúng tôi lại quyết định khởi xướng Hội nghị Hình Thành Thế Giới; nhằm chỉ ra cho các lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á và Việt Nam sự chênh lệch đang gia tăng không ngừng giữa Châu Á và đối thủ phương Tây xét về khả năng sáng tạo. Từ đó, chúng tôi đưa ra những giải pháp để giúp đỡ thế hệ mới của Châu Á, cũng như thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp Việt mới cùng suy ngẫm về mục đích thực sự của tổ chức mình và sáng tạo thông qua con đường nào.

Những câu hỏi được đặt ra để chúng ta cùng suy ngẫm đó là:

1. Tác động của Việt Nam với thế giới sẽ như thế nào nếu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ vai trò người gia công tin cậy trong khi các doanh nghiệp phương Tây tiếp tục là người sáng tạo tương lai?

2. Bằng cách nào chúng ta có thể nuôi dưỡng tham vọng xây dựng những thương hiệu trường tồn với thời gian thay vì xây dựng những thương hiệu để bán?

3. Ảnh hưởng mà các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo ra với nền kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào nếu các doanh nghiệp này tiếp tục thống trị nền kinh tế quốc gia và kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân?

4. Làm cách nào chúng ta có thể nuôi dưỡng một văn hóa sáng tạo và khuyến khích đổi mới trong nội bộ các tổ chức Việt Nam?

Chủ đề Hội nghị Hình Thành Thế Giới, Việt Nam 2013 : “Lãnh đạo doanh nghiệp Việt của tương lai”.

Chủ đề này được chúng tôi lựa chọn nhằm khuyến khích các lãnh đạo Việt Nam cùng suy ngẫm về một Châu Á và Việt Nam chúng ta mong muốn hình thành trong tương lai. Những khía cạnh được trình bày sau đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về nội dung được bao hàm trong chủ đề hội nghị năm nay:

Châu Á đang là tâm điểm phát triển của thế giới, tuy nhiên lối tư duy và cả những ý tưởng của châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng chưa góp phần hình thành nền kinh tế thế giới.

Các nước phương Tây hiện vẫn đang thống trị thế giới với các tổ chức toàn cầu, từ các định chế tài chính như  IMF cho tới các trường đại học như Harvard. Chủ nghĩa dân tộc và những bất đồng khu vực đang nổi lên sẽ làm suy yếu khả năng của Châu Á với vai trò một khối thống nhất có tiềm năng hình thành tương lai toàn cầu. Ở khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp Châu Á lại không được đánh giá là người nắm giữ những mảnh ghép mấu chốt của nền kinh tế mới khi xét về dữ liệu và thiết kế. Vậy làm cách nào chúng ta có thể vươn lên và nắm giữ vị trí hình thành tương lai?

Liệu thế giới này có tốt đẹp hơn nếu như Việt Nam vươn lên nắm giữ vai trò đầu tàu nền kinh tế thế giới?

Phải thừa nhận rằng sự vươn lên của các nền kinh tế Châu Á đã đóng góp vào sự tốt đẹp hơn của thế giới, nhưng không hẳn là hoàn toàn. Trong khi chúng ta đã đưa rất nhiều người dân thoát khỏi đói nghèo thì chúng ta đang dần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và khi sự giàu có ngày càng dịch chuyển tới người dân Phương Đông, làm cách nào chúng ta có thể tránh được những sai lầm mà những người bạn Phương Tây đã mắc phải và từ đó, xây dựng những doanh nghiệp, cơ sở vật chất và những quốc gia tốt đẹp hơn.

Làm cách nào các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên vị trí lãnh đạo trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như hiện nay?

Google đã hình thành phong cách tìm kiếm thông tin cho người dân trên khắp thế giới, Hollywood hình thành phong cách xem phim cho khán giả toàn cầu và Facebook hình thành phong cách người ta kết bạn, và cập nhật thông tin cá nhân trực tuyến trên toàn cầu, trong khi Oracle hình thành phong cách con người sử dụng dữ liệu. Rất nhiều công ty Châu Á vẫn chỉ là người gia công, cung cấp dịch vụ cho những “người khổng lồ” phương Tây. Sự giàu có ngày càng gia tăng của các quốc gia Châu Á không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng trong tầm ảnh hưởng của chúng ta đối với thế giới. Vậy chúng ta có thể thay đổi bối cảnh hiện tại như thế nào và làm cách nào để vươn lên những công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị để nắm giữ vị trí dẫn đầu?

Tới nay, gần 4000 lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện các cơ quan nhà nước, các nhà hoạt động xã hội và các chuyên gia đã hội tụ cùng chúng tôi để cùng suy ngẫm về vai trò hình thành một Châu Á tốt đẹp hơn. Hội nghị bao gồm các phiên thuyết trình tổng thể, phiên thảo luận và phiên thuyết trình tương tác sẽ giúp các doanh nghiệp áp dụng những điều đã học ngay tại hội nghị. Chúng tôi cũng hy vọng rằng sự hợp sức đầy ý nghĩa này sẽ giúp chúng ta tạo ra sự khác biệt cho tương lai của Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng có thể xây dựng một văn hóa mới nơi các lãnh đạo doanh nghiệp Việt, đại diện các cơ quan nhà nước, các nhà hoạt động xã hội và các chuyên gia có thể hiểu vai trò họ đang nắm giữ trong xây dựng một Việt Nam tốt đẹp hơn.

Mời đọc bài viết trên trang Vietnam Business Forum.

Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại www.consulus.com/countries/vietnam.

Read next

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tại sự kiện hội thảo và workshop dành cho ngành Giáo dục – Đào tạo diễn ra vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, Consulus Việt Nam đã mang đến cơ hội học hỏi và áp dụng thực tiễn các chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu trong ngành Giáo dục – Đào tạo về chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số và xây dựng thương hiệu.

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Hôm nay, Sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0 được Consulus Việt Nam, Đại học RMIT Việt Nam và Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội ra mắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt trước sự chứng kiến của các cơ quan chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức phát triển quốc tế có mặt tại Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Singapore.