(View this article in English)

Từ kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp Châu Á thuộc đa lĩnh vực, chúng tôi đúc kết ra được một thực tế rằng rất nhiều người nói về sáng tạo, nhưng ít ai dám mạo hiểm những gì mình đang có để theo đuổi sáng tạo đến cùng. Đó là lý do tại sao ý tưởng sáng tạo không phải là vấn đề, mà việc biến ý tưởng sáng tạo trở thành hiện thực mới là điều khó khăn. Đối với những nhà sáng tạo có nhiều kinh nghiệm, hành trình đến với sáng tạo thành công cũng giống như hành trình gian nan mà cậu bé Frodo Baggins đã phải đảm nhận trong tiểu thuyết anh hùng lãng mạn nổi tiếng “Chúa tể của những chiếc nhẫn” với đầy rầy những khó khăn khó lường, chỉ được khích lệ bởi chính niềm tin vào những điều tưởng chừng không thể và sự ủng hộ của quá ít người để có thể đạt được thành công.

Những người theo đuổi sáng tạo, có thể nói, cũng giống như những nhân vật trong câu chuyện “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Những ai theo đuổi sáng tạo vì những lý do sai trái rồi kết cục cũng sẽ bị nghiền nát bởi mục đích sai trái. Trong khi đó, những người lấy cảm hứng hành động từ một mục đích có ý nghĩa luôn chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với việc phải trả giá và hy sinh vì mục đích có ý nghĩa đó. Có thể bạn đang sắp đảm nhận hành trình rất dài phía trước để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, dưới đây là hai khía cạnh vô cùng quan trọng bạn cần biết để có thể đi đến “Mordor” của thời đại ngày nay nhằm tiêu huỷ “chiếc nhẫn”, chấm dứt đế chế của người dẫn đầu thị trường và thay đổi vận mệnh thế giới:

Khía cạnh thứ nhất: Sự cần thiết của mục đích trong hành trình theo đuổi sáng tạo

Rất nhiều doanh nghiệp Châu Á bắt đầu hành trình sáng tạo với sự nhấn mạnh về số lượng mà không suy ngẫm sâu sắc hơn về sự phát triển của xã hội hay về tiềm năng đổi mới về dịch vụ và sản phẩm của họ. Việc suy ngẫm sâu sắc sẽ dẫn đến hình thức sáng tạo có ý nghĩa với nhân loại hơn thay vì chỉ liều lĩnh và đạt được một vài đột phá nhất định. Phương pháp tiếp cận dựa trên số lượng này là kết quả của việc chạy theo sáng tạo xét về số lượng để không bị bỏ lại phía sau. Một điều rất phổ biến là các doanh nghiệp Châu Á thường phân chia nguồn lực theo đuổi những lối đi khác nhau thay vì tập trung vào những nghiên cứu chuyên sâu về một con đường nhất định. Điều này giải thích tại sao xét về những xu hướng quan trọng có khả năng thay đổi thời đại, từ dữ liệu, thiết kế cho tới các thiết bị công nghệ, ít  doanh nghiệp Châu Á có khả năng đưa ra cái nhìn sâu sắc về tương lai. Dù doanh nghiệp Châu Á chúng ta có đưa ra bao nhiêu ý tưởng, cũng sẽ bị cho là rẻ tiền nếu như chúng ta không phát triển nghiên cứu chuyên sâu và thâm nhập hơn nhằm đặt nền móng để dẫn dắt tương lai. Dưới đây là 3 điều nhỏ, bạn cần phải tự hỏi trước khi dấn thân vào hành trình sáng tạo có chất lượng:

1. Mục đích:

Câu hỏi quan trọng đó là, bạn đang đấu tranh vì điều gì? Chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi các nhân viên của một doanh nghiệp hiểu rõ về điều cả doanh nghiệp đang đấu tranh, họ dường như  buộc phải tập trung cống hiến hơn bởi họ hiểu rằng sự đặt cược vào tương lai ở đây là rất lớn. Sự vươn lên của Samsung trở thành một người khổng lồ về công nghệ như hiện nay là bởi họ nhận ra rằng họ không thể tiếp tục với những ý tưởng thông thường; họ cần phải đặt cược tất cả hoặc mãi mãi ở vị trí đi theo các doanh nghiệp Nhật Bản và Phương Tây. Với họ, đó là con đường duy nhất. Hiện nay, thậm chí cả Apple cũng phải phụ thuộc vào Samsung đối với một số công nghệ tiên tiến, từ bộ nhớ cho tới chip xử lí và màn hình tiên tiến.

Tìm hiểu về gói giải pháp MụcđíchCỐTLÕI

2. Kết quả:

Một điều khác cũng rất quan trọng đó là, cần nghiên cứu rất rõ kết quả của sáng tạo để nhận dạng kết quả của việc bạn đang liều lĩnh. Nếu như bạn đặt ra một Lộ trình sáng tạo cho doanh nghiệp, nhưng lại thiếu những kết quả dự kiến khi lộ trình này thành công sẽ có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp và lĩnh vực đang hoạt động, sẽ làm cho nhân viên khó có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tổng thống John F Kennedy đã lường trước toàn bộ kết quả của việc đặt cược khi ông tuyên bố rằng nước Mỹ cần chiến thắng trong cuộc chạy đua vào không gian hoặc kết quả sẽ không thể tưởng tượng được nếu như nước Mỹ lùi bước để Liên Xô dẫn đường trong mặt trận này. Điều này đã làm cho mọi công dân cùng chung sức, và khi Hoa Kỳ đưa được người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng đó là bởi mỗi cá nhân hiểu rõ rằng họ đang đặt cược điều gì và điều gì sẽ xảy ra nếu như họ thua trên mặt trận này.

3. Đội ngũ nhân tài:

Khi bạn hiểu rõ về những mục tiêu của mình, một điều rất quan trọng bạn phải tìm được nhân tài phù hợp nhất. Rất nhiều doanh nghiệp Châu Á không chiến đấu hết mình như những doanh nghiệp Phương Tây trong cuộc cạnh tranh giành giật nhân tài. Điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Châu Á. Nhưng vẫn có một số ít doanh nghiệp hiểu rõ điều này, họ cũng là những doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ rất nhanh, ví dụ mới đây là nhà sản xuất điện thoại non trẻ của Trung Quốc có tên Xiaomi khi chiêu mộ được Hugo Barra, người từng đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch Android tại Google, thực sự là một dấu hiệu tích cực đối với hướng đi này của Xiaomi. Đặng Tiểu Bình đã từng nói “Không cần biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt”. Điều này chắc chắn là một quy tắc quản trị tốt cần lưu ý xét về việc thu hút những nhân tài giỏi nhất trên toàn thế giới để tạo ra những sáng tạo mang tính đột phá.

Khía cạnh thứ 2: Nghệ thuật giữ được sự tập trung

Các doanh nghiệp Châu Á thường có xu hướng thu thập các dự án sáng tạo khác nhau và sau một thời gian, điều này bắt đầu tạo ra sự sao lãng. Dù việc này cho thấy các doanh nghiệp này đang theo đuổi những hướng đi cách thức khác nhau, nó sẽ sớm khiến các đội nhóm nhân sự của bạn bị rối trí về thứ tự cần được ưu tiên. Trên thực tế điều nên xảy ra đó là, cần có một mối quan hệ phân định rõ ràng trong số các dự án khác nhau đang được phát triển. Và khi các dự án này phát triển, nó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của mô hình kinh doanh của doanh nghiệp? Nếu như bạn không đạt được sự rõ ràng trong khi sáng tạo, phần trăm rất lớn đó là nó sẽ không thể bổ sung thêm sự khác biệt thực sự trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Dưới đây là 3 cách để làm rõ và theo đuổi sáng tạo đến cùng:

1. Mục đích rõ ràng:

Khi Lộ trình sáng tạo của doanh nghiệp đang tiến triển, sẽ có những điều thôi thúc, khiến bạn lung lay và muốn thay đổi hướng đi. Điều này xảy ra khi trong một giai đoạn doanh nghiệp không thấy có thành công mới nào hoặc khi thành công ban đầu đã xuất hiện nhưng lại xuất hiện ở một khía cạnh khác thay vì ở cốt lõi sáng tạo doanh nghiệp bạn đang theo đuổi. Chúng tôi đã thấy rất nhiều doanh nghiệp bỏ cuộc giữa chừng dù thực tế họ đang đi đúng đường để đạt được những kết quả đột phá. Bởi vậy, một điều rất quan trọng đó là cần có những buổi rà soát chiến lược thường niên, tập trung nhấn mạnh mục tiêu của Lộ trình Sáng tạo và Lộ trình này được phản ánh thường ngày như thế nào thay vì mất cả một đời cố gắng nhìn theo một kết quả nhất định.  Khi vị CEO hiện tại của IBM, Virginia M Rometty nắm quyền từ Samuel J Palmisano, bà nhấn mạnh tính đổi mới liên tục của IBM bởi việc bà, với cương vị nữ CEO đầu tiên của IBM trong vòng 100 năm, có thể coi là một phần trong Lộ trình đổi mới của IBM vươn lên trở thành một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực tư vấn và các giải pháp về dữ liệu. Bạn có thể nhận ra họ đã có tầm nhìn xa như thế nào xét về Lộ trình sáng tạo để tái sinh IBM trở thành một sức mạnh về tư vấn công nghệ cao?

2. Gạt bỏ mọi cản trở xung quanh:

Một điểm rất quan trọng khác đó là khả năng cắt bỏ những điều không cần thiết để chắc chắn rằng bạn luôn đi đúng đường. Điều này không phải dễ dàng, đồng thời, chính là dấu hiệu chứng minh khả năng lãnh đạo khi người CEO sẵn sàng cắt bỏ những hoạt động không cần thiết để đạt được kết quả tốt hơn. Steve Jobs vẫn luôn được ca ngợi là người sáng tạo của thời đại nhưng ông cũng chính là người thường xuyên cắt bỏ những chương trình nếu ông nhận thấy những chương trình này không khiến Apple tạo ra sự khá biệt. Trong một bài phỏng vấn về sự cần thiết của việc luôn giữ cho mình tập trung, ông đã thể hiện sự thương tiếc rằng Google đang ngày càng giống như Microsoft với nhiều chương trình khác nhau, một ngày kia sẽ đe dọa vị trí dẫn đầu của Google. Steve Jobs đã rất thành công xét về khả năng tập trung khi trở lại Apple và thẳng tay cắt bỏ rất nhiều chương trình của Apple, bao gồm cả “Newton”, phiên bản hiện đại của iPad hiện nay. Và khi Jobs tin vào điều gì, ông dồn toàn bộ nguồn lực hiện có vào nó. Phil Schiller, Phó giám đốc cấp cao chuyên về marketing của Apple, trong phiên tòa diễn ra mới đây để quyết định khoản tiền Samsung phải bồi thường cho Apple đã nói rằng:

“Chúng tôi đã vô cùng mạo hiểm [với việc sản xuất iPhone đầu tiên]. “Chúng tôi đã nói với nhau trong công ty rằng đây chính là sản phẩm “đánh cược” vận mệnh cả công ty… Đầu tiên là khởi đầu rất tốt với Ipod.Và chúng tôi đã đầu tư toàn bộ nguồn lực, tài chính cũng như con người, để tạo ra sản phẩm này.”

Steve Jobs đã dẫn dắt Apple tập trung vào con đường của họ, họ không chỉ tạo ra sản phẩm đơn giản và tiện dụng đến phi thường mà gần như mọi đối thủ đều phải bắt chước cách tiếp cận của họ. Cách thức tiếp cận của Jobs về tập trung để chiến thắng chắc chắn có hiệu quả hơn dàn trải nguồn lực mỏng manh cho quá nhiều dự định.

3. Xây dựng một hệ sinh thái:

Warren Buffett đã từng nói rằng một doanh nghiệp vĩ đại cũng giống như một lâu đài có hệ thống hào bao quanh vững chắc. Hào càng vững chắc đến đâu, khả năng chống chọi trước những thử thách của thời gian càng lớn. Xét cho cùng, những dự án khác nhau trong một nỗ lực sáng tạo của doanh nghiệp cần có khả năng tích hợp để hỗ trợ mô hình kinh doanh của tổ chức. Nhưng thông thường thì các doanh nghiệp châu Á triển khai những dự án sáng tạo chỉ nhằm tăng độ bao phủ thay vì củng cố, định vị giá trị hiện tại. Ý tưởng vươn rộng thay vì củng cố sự vững chãi về chiều sâu khiến cho việc bảo vệ “lâu đài” trở nên khó khăn hơn. Có thể nói, cuộc chiến giành giật thị trường trong thời đại hiện nay đang trở thành cuộc chiến xem ai là hiểu rõ khách hàng hơn và ai là người nắm giữ được thông tin và những ý tưởng của khách hàng.  Nếu Lộ trình sáng tạo của bạn không ngừng đưa lại cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về khách hàng một cách chuyên sâu và giúp bạn tận dụng được nhiều nhất xét về khả năng đưa ra trải nghiệm tổng quát, có thể nói bạn gần như đang đi đúng đường. Nhưng nếu sáng tạo của bạn không khiến bạn sáng tỏ hơn xét về nghiên cứu chuyên sâu khách hàng, cũng như không tạo ra cho bạn quyền kiểm soát tốt hơn đối với việc ảnh hưởng cách thức khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn, có lẽ bạn sẽ muốn dừng lại một chút và suy ngẫm, tại sao bạn lại quyết định dấn thân vào hành trình này từ ban đầu và liệu có đáng cho bạn đấu tranh đến cùng?

Ông Lawrence Chong, CEO Consulus, tập đoàn tư vấn đổi mới tổ chức có trụ sở chính ở Singapore và đã tham gia tư vấn các tập đoàn sở hữu gia đình ở trên 18 thành phố lớn tại Châu Á. Lawrence Chong là cố vấn chiến lược của Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam. Ông vừa trình bày tham luận tại Tọa đàm “Vai trò Vai trò gia đình doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế và Hội nhập” tổ chức bởi Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, VCCI và Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam.

Bài viết được đăng trên Doanh Nhân Sài Gòn số 273.

Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/.

Read next

Consulus, GSF band together to further impact through MusicCORE

Consulus, GSF band together to further impact through MusicCORE

SINGAPORE — Global creative change firm Consulus, in partnership with the Global Strings Federation (GSF), officially launched MusicCORE, an innovative program designed to elevate the value of music in business and society. The announcement was made during the Gala...

Free sample Smart 4.0 Vietnam

Complete the form below to download the sample report

Consulus Vietnam

You have Successfully Subscribed!