Khối ngân hàng nhỏ và vừa: chịu số phận là kẻ theo sau hay vươn lên thành người dẫn đầu?

Dec 10, 2019 | Tiếng Việt, Vietnam, Ý tưởng về Kinh doanh, Ý tưởng về Tổ chức

Read the article on Viet Nam News in English

Tác giả: Helena Pham và Ashwani Gupta, Consulus Việt Nam

Mặc dù ngành ngân hàng tại Việt Nam đang có đủ các điều kiện để phát triển thăng hoa không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn trong nhiều năm tới, song phần lớn các ngân hàng Việt lại ì ạch không đạt nổi những chỉ tiêu cơ bản nhất

Tại Việt Nam, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy ngành ngân hàng đang có đủ các điều kiện để phát triển thăng hoa không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn trong nhiều năm tới:

  • Việt Nam giữ vị trí là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới: GDP đầu người tăng từ 1.160 USD vào tháng 1/2009 lên 2.587 USD vào tháng 12/2018. Trong khi đó tại Ấn Độ: GDP đầu người tăng từ 1.040 USD vào năm 2009 lên thành 2.015USD vào cuối năm 2018. (Xem biểu đồ, nguồn Tradingeconomics.com)
  • Việt Nam đang có sự thay đổi nhanh về dân số và xã hội học. Dân số VN đạt 97 triệu vào năm 2018 và dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao, đạt mức 120 triệu vào năm 2050, trước khi bắt đầu tăng chậm lại.
  • 70% dân số VN ở tuổi dưới 35 với tuổi thọ trung bình 76 tuổi, mức cao nhất trong khu vực so với các quốc gia ở trong cùng khung thu nhập. Giới trung lưu hiện chiếm 13% tổng dân số và dự kiến tiếp tục tăng chiếm 26% tổng dân số vào năm 2026.
  • Theo số liệu năm 2017, xấp xỉ 69% dân số độ tuổi từ 15 trở lên chưa hề sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tức là tương đương với 50 triệu người vẫn đang chỉ sử dụng tiền mặt. (Nguồn: World Bank, 2018)
  • Hơn nữa, chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục cam kết triển khai nhiều hành động nhằm cải tổ ngành ngân hàng.

Các số liệu tổng kết về hoạt động ngành ngân hàng của Việt Nam gần đây cũng rất đáng khích lệ: 14/31 ngân hàng nội địa được vinh danh trong bảng xếp hạng AB500 và lọt vào danh sách các Ngân hàng hiệu quả nhất Châu Á TBD (do tờ Asian Banker bình chọn, năm 2018). Ngân hàng Vietcombank, một trong số các ngân hàng lớn và nhiều ngân hàng quy mô vừa cũng công bố kết quả ấn tượng xét về hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của năm 2018, đây là các ngân hàng có kết quả vượt trội xét về lợi nhuận trước và sau thuế, Thu nhập lãi ròng (NII) so với một số ngân hàng lớn khác của Việt Nam. (Xem biểu đồ do Consulus tổng hợp)

Trong khi đó, hơn một nửa còn lại lại ì ạch không đạt nổi các chỉ số cơ bản nhất. Nguyên nhân phải kể đến thì nhiều và trải rộng nhiều khía cạnh, ví dụ như “thiếu định hướng, chiến lược phát triển không rõ ràng, thiếu sự đồng bộ trong triển khai, thiếu hụt một số năng lực cốt lõi, mô hình kinh doanh không phù hợp và lạc hậu, văn hoá doanh nghiệp thiếu đoàn kết và năng suất thấp, ban lãnh đạo có tư duy cũ không muốn thay đổi”.

Các ngân hàng, đặc biệt là khối nhỏ và vừa nên khai thác tối đa các cơ hội mà nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng đem tới như thế nào, thay vì để các ông lớn “ăn cả”?

Có thể khẳng định rằng bây giờ chính là “Thời điểm tốt nhất” cho các ngân hàng Việt Nam phát triển đột phá, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và vừa hiện đang được xem là hoạt động tương đối hiệu quả, các ngân hàng có tiềm năng phát triển theo cấp số nhân nhưng lại đang tụt lại phía sau vì lý do này hay lý do khác.

Thay vì bị choáng ngợp hay bị phân tán tập trung vào các giải pháp tạm thời và thiếu tính bền vững liên quan đến sản phẩm (CVP), chính sách, kênh phân phối, các chiến dịch marketing hay các nền tảng công nghệ, đã đến lúc các ngân hàng này “tìm lại chính mình”. Đã đến lúc họ cần hiểu rõ và hiểu sâu các thế mạnh nội tại, đánh giá một cách toàn diện các cơ hội tại thị trường Việt Nam và quốc tế, thừa nhận và đối diện với những khoảng cách khác biệt trong những yếu tố được xem là LÕI, bao gồm văn hoá tổ chức, mức độ đoàn kết hiệp lực giữa mọi nhân sự, bộ năng lực và sự sẵn sàng của toàn bộ nhân sự để đón nhận và lèo lái sự thay đổi kỳ vọng, tính hiệu quả xét về chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức và trải nghiệm thương hiệu.

Một khi các vấn đề LÕI này được giải quyết tận gốc, các tổ chức sẽ bắt đầu hoạt động trong một môi trường hiệu quả và lành mạnh, và trong một môi trường như vậy, các khoảng cách có tính triệu chứng ở trên sẽ tự dần triệt tiêu và biến mất. Đây cũng chính là công thức đúc kết được từ hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn của Consulus chúng tôi trên 16 quốc gia.

Mục đích (Purpose) + Đoàn kết (Unity) = Sáng tạo Đổi mới và Tăng trưởng (Innovation and Growth)

Do vậy, xét tới các cơ hội đang có cùng với các xu thế có lợi của nền kinh tế, các ngân hàng nhỏ và vừa của Việt Nam đang đứng trước thời cơ hoàn hảo nhất, không chỉ để tồn tại mà còn để tăng tưởng thăng hoa và trở thành người dẫn đầu thị trường.

Đã đến lúc các ngân hàng Việt nhỏ và vừa cải tổ, chuyển đổi toàn diện mô hình doanh nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang cung cấp trải nghiệm ngân hàng phục vụ cho lối sống

Công thức duy nhất để thành công đột phá và trở thành người dẫn đầu chính là “Mục đích + Đoàn kết = Sáng tạo đổi mới và tăng trưởng”, nghĩa là cải tổ, chuyển đổi toàn diện mô hình doanh nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang cung cấp trải nghiệm ngân hàng phục vụ cho lối sống, tức là hướng tới cung cấp các dịch vụ cá nhân hoá, có tính tin cậy cao, độc đáo và nhất quán xuyên suốt tất cả các kênh và điểm tiếp xúc với khách hàng nhằm phục vụ các hoạt động đời sống hàng ngày của khách hàng.

Hơn nữa, sẽ thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng các giám đốc ngân hàng không nhận thấy các triệu chứng thách thức họ đang gặp phải cũng như công thức thành công mà chúng tôi vừa nhắc ở trên. Chúng tôi tin chắc rằng, họ đều biết cả. Tuy nhiên, họ cần phải có thêm được các kết quả phân tích khách quan, đa chiều, đáng tin cậy và có khả năng hành động kèm theo các khuyến nghị triển khai phù hợp với nguồn lực, có tính thuyết phục toàn bộ đội nhóm cam kết đi đến cùng.

Để cải tổ và chuyển đổi toàn diện sẽ cần đến sự cam kết rất cao của ban lãnh đạo, xét về cả thời gian và nguồn lực và thực tế là các giám đốc ngân hàng đều rất muốn cải tổ nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể bắt đầu ngay. Thay vì ngồi chờ, các ngân hàng nào chưa thể cải tổ toàn diện ngay có thể cân nhắc cho triển khai ngay tổ hợp 3 hướng đi có tên HOD dưới đây, nhằm biến điểm yếu của thị trường thành cơ hội cho mình, và góp phần chuẩn bị cho công cuộc cải tổ toàn diện.

  • Humanise the Banking experience – Con người hoá trải nghiệm ngân hàng; xây dựng các mối quan hệ người với người chứ không chỉ các tài khoản ngân hàng

Các xu thế mới đang diễn ra, thị hiếu của khách hàng đang chuyển dịch dần sang các giải pháp và dịch vụ ngân hàng có yếu tố công nghệ. Tuy nhiên, các khách hàng đem về mức lợi nhuận cao nhất (khoảng 20% tổng số khách hàng đang đóng góp hơn 80% doanh thu cho ngân hàng), vẫn là những người có kỳ vọng và sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng các dịch vụ ngân hàng có tính người, được xây dựng dựa trên những mối quan hệ và sự quan tâm chân thành giữa người với người.

  • Open Culture – Văn hoá bao trùm; tạo ra các cuộc đối thoại chứ không phải độc thoại

Không hề lạ khi thấy các nhân sự vị trí cao hơn hay có quyền hơn luôn là người thống trị các cuộc họp nội bộ. Các cuộc độc thoại “trên bảo dưới nghe” như vậy đang làm cho môi trường làm việc trở nên độc hại và làm thui chột khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên. Thay vì đó, các nhân sự cấp cao và cấp trung phải học cách khuyến khích đối thoại với đội nhóm mỗi khi có cơ hội.

  • Design Thinking for Sales Processes – Đưa Tư duy thiết kế vào các quy trình quản trị bán hàng; giải quyết vấn đề cho khách hàng

Các nhân viên ngân hàng nhìn chung đều áp dụng phương pháp “bán ép” mỗi khi họ có cơ hội tiếp xúc với khách hàng hiện tại và khách hàng mới, bởi lẽ ai trong số họ cũng đều chịu sức ép về chỉ tiêu doanh số và các cuộc họp kinh doanh đều bắt đầu từ các con số. Các kết quả bán hàng sẽ ngoạn mục hơn rất nhiều nếu giám đốc các bộ phận áp dụng lối tư duy thiết kế vào các quy trình bán hàng, dành thời gian trong các cuộc họp để chia sẻ sự thấu hiểu về khách hàng, vấn đề của khách hàng và tập trung đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề và từ đó tạo nên các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thay vì chỉ cố tập trung đẩy doanh số sản phẩm và dịch vụ.

Helena Phạm hiện là Giám đốc điều hành, Consulus Việt Nam. Helena từng tham gia tư vấn cho các khách hàng lớn trong khu vực như SONY, DST, Tan Tock Seng và các cơ quan nhà nước trong khu vực. Bà hiện chịu trách nhiệm phát triển năng lực các doanh nghiệp Việt Nam. Những nhận định của bà về quản trị doanh nghiệp và xây dựng tổ chức thường xuyên được đăng tải trên Doanh Nhân Sài Gòn, Diễn Đàn Doanh Nghiệp.

Ông Ashwani Gupta hiện là Trưởng ban tư vấn chuyển đổi giá trị khối Ngân hàng, Tài Chính và Bảo hiểm (BFSI) tại Consulus Việt Nam. Ông có hơn 23 năm kinh nghiệm và cùng Consulus đã tham gia làm việc và tư vấn cho các tổ chức ngân hàng toàn cầu và trong nước của Việt Nam, Brunei, Myanmar, Ấn Độ và Vương quốc Ả Rập, bao gồm Maritime Bank, Ngân hàng Hồi giáo quốc gia Brunei BIBD, BNP Paribas, HSBC, Ngân hàng HDFC, Ngân hàng ICICI.

Bài viết đã được đăng trên tờ Nhịp Cầu Đầu tư với tựa đề: Vận hội ngân hàng nhỏ

Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại http://www.consulus.com/vietnam/.

Read next

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tại sự kiện hội thảo và workshop dành cho ngành Giáo dục – Đào tạo diễn ra vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, Consulus Việt Nam đã mang đến cơ hội học hỏi và áp dụng thực tiễn các chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu trong ngành Giáo dục – Đào tạo về chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số và xây dựng thương hiệu.

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Hôm nay, Sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0 được Consulus Việt Nam, Đại học RMIT Việt Nam và Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội ra mắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt trước sự chứng kiến của các cơ quan chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức phát triển quốc tế có mặt tại Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Singapore.