Khiêm nhường để thành công

Jul 30, 2013 | Tiếng Việt, Vietnam, Ý tưởng về Tổ chức

Thời gian gần đây, Giáo hoàng Pope đang thực hành tính khiêm nhường và CEO của các tập đoàn hàng đầu thế giới đều nói về điều này. Từ “khiêm nhường” dường như đang là tâm điểm đang được mọi người truyền miệng trong thế giới kinh doanh cũng như quản lý hiện nay.

Jeffrey Immelt, Giám đốc điều hành của General Electric đã rất kết luận một cách rất thông minh về sự cần thiết của tính khiêm nhường, khi ông trả lời một buổi phỏng vấn rằng “…lỗi lớn nhất bạn mắc phải là khi bạn ngừng đặt câu hỏi, nhưng nếu bạn lúc nào cũng khiêm tốn và mong muốn được học hỏi, luôn luôn tìm tòi những mẩu kiến thức bổ sung cho mình… Đó chính là cách thức thế giới vận động.”

Jeffrey Immelt đã nói điều này với một phong thái không chút chần chừ. Vấn đề không phải ở chỗ việc khiêm nhường có tốt hay không mà đó là một nhân tố mang tính quyết định nếu như bạn muốn cạnh tranh trong thời đại ngày nay. Internet ngày nay đã chi phối sự tương tác của con người hơn bao giờ hết. Tốc độ trao đổi tức thời và chi phí thấp hơn nhờ internet đã khiến con người dễ dàng tạo ra những ý tưởng đột phá hơn. Chỉ vài năm trước, không ai có thể tưởng tượng được một công ty như Facebook lại có thể đóng một vai trò lớn như vậy trong việc hình thành chính trị và kinh doanh, nhưng nó đã thực sự có sức mạnh đó. Thực tế đó là, cốt lõi của trao đổi thông tin và phát triển ý tưởng đã chuyển từ các thể chế truyền thống như trường học, công ty tới những người dân trên phố. Ngày nay con người ở mọi nơi, dù là góc phố, hay quán cà phê, đang hợp tác với ai đó, thậm chí là họ đang ở những múi giờ khác nhau; họ đang nhìn thế giới bằng con mắt của chính họ và tạo ra những ý tưởng có thể thay đổi thế giới.

Làn sóng ngầm của những ý tưởng đang tấn công tất cả các ngành nghề

Những làn sóng ngầm dữ dội của những ý tưởng phát triển với tốc độ chóng mặt thường không hiện hình cho tới khi nó tràn lên bề mặt và khiêu khích “những người khổng lồ” sau khi đã đạt được thành công nhất định về mặt tài chính. Tuy nhiên, rất nhiều thương hiệu và các doanh nghiệp Châu Á lớn vẫn đang tiếp tục chèo lái con thuyền của mình như thể thế giới kinh doanh vẫn chưa có gì thay đổi. Dù là bán lẻ, du lịch hay hàng không, những làn sóng ngầm này đã tồn tại từ lâu và lần này, rất nhiều trong số đó sẽ đến từ nguồn không truyền thống. Trường hợp của Air Asia là một ví dụ. Toney Fernandes không phải là dân hàng không chuyên nghiệp. Nhưng ông đã dẫn dắt để xây dựng một mô hình kinh doanh thành công, và quan trọng hơn cả, tạo ra một văn hóa không ngừng tiếp nhận thay đổi.

Những gì Tony đã đạt được thực sự không phải điều dễ dàng. Doanh nghiệp của Tony hoạt động trong khu vực vốn đã bị thống trị bởi những thương hiệu hàng không hàng đầu thế giới như Singapore Airlines. Đồng thời, môi trường kinh doanh của khu vực có xu hướng ưu đãi các hãng hàng không nhà nước dù họ có đang bị thua lỗ và việc thiếu sự hiệp lực làm cho chi phí vận hành của các hãng hàng không này ngày càng trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên,  Air Asia vẫn tiếp tục đấu tranh để vươn lên bởi doanh nghiệp này tiếp thu một phương thức tiếp cận khiêm nhường để hoạt động kinh doanh. Tony sẽ làm bạn ấn tượng bởi hình ảnh một người đàn ông khiêm nhường, không phải vì ngoại hình tự tin, phong cách cởi mở mà chính bởi nỗ lực không ngừng của ông để làm việc trực tiếp dưới mặt đất cùng các nhân viên vài ngày mỗi tháng để hiểu rõ việc vận hành khó khăn như thế nào. Chính trong thời gian tận tay làm việc cùng các nhân viên và tự mình trải nghiệm những khó khăn của các phi hành gia, ông đã quyết định đầu tư thêm các băng tải dù chi phí đầu tư vô cùng tốn kém. Điều này đã giúp tăng hiệu quả và khích lệ tinh thần các phi hành đoàn.

Văn hóa ra lệnh hay văn hóa khiêm nhường

Rõ ràng, mô hình của Tony đại diện hình ảnh những doanh nghiệp mới nổi của thời đại mới. Những doanh nghiệp khiêm nhường, nơi tồn tại tinh thần của “doanh nghiệp mới thành lập”, nơi những người dẫn dắt tổ chức không phải những ông chủ mà họ đóng vai trò những người điều phối những ý tưởng. Đây chính là cách thức tiếp cận đột phá và hết sức phù hợp với thời đại ý tưởng phát triển không ngừng như hiện nay. Nếu như nghiên cứu văn hóa của Air Asia so với văn hóa của Singapore Airlines (SIA), bạn sẽ không thể tìm được một sự đối lập nào rõ nét hơn. SIA, đại diện của một trong những người khổng lồ truyền thống trên thị trường, nay vẫn là một hãng hàng không vận hành tốt và một doanh nghiệp được coi trọng. Nhưng trong khi lãnh đạo của Air Asia cởi mở chia sẻ những câu chuyện về những nhân viên đóng góp những ý tưởng tốt như thế nào, bạn sẽ hiếm khi có thể nghe được điều này từ SIA. Được vận hành như mô hình quân đội, với sự phân cấp quyền lực vô cùng rõ rệt, những nhân viên SIA sẽ thoải mái nói chuyện về những chiếc ghế mới cho khách hàng, trang phục mới cho phi hành đoàn hay thậm chí một nhân viên chăm sóc khách hàng vượt hàng dặm xa xôi để tới xén cỏ cho một hàng hàng cao cấp chỉ nhằm để giữ chân họ. Tuy nhiên, không nhiều người nghe thấy những câu chuyện về người cấp trên sử dụng những ý tưởng của các thành viên trong phi hành đoàn hay những nhân viên dưới mặt đấy và biến ý tưởng này trở thành hiện thực như thế nào, hoặc các giám đốc đã mất nhiều thời gian như thế nào để làm việc cùng các nhân viên để hiểu rõ nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng.

Trong những năm vừa qua, SIA cuối cùng cũng đã nhận ra nhu cầu thay đổi khi doanh thu tụt giảm. Hiện nay khi các hãng hàng không giá rẻ đang bắt đầu trưởng thành, SIA đã quyết định phải vào cuộc.  SIA hiện đang đầu tư một số lượng không nhỏ vào hãng hàng không giá rẻ Tiger Air, đồng thời cũng vừa ra mắt một thương hiệu hàng không giá rẻ có tên Scoot. Cũng giống như Microsoft, SIA đang đổ toàn bộ nguồn lực để chiến thắng trong cuộc chiến này bằng cách tung ra các thương hiệu mới. Nhưng chính Microsoft cũng đã học được một bài học một cách không dễ dàng rằng gần như không có cách nào giúp một doanh nghiệp thành công đơn giản chỉ bằng việc tung ra các thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ mới chỉ khi Microsoft thực sự thay đổi từ bên trong, xét về cơ cấu tổ chức cũng như văn hóa. Không có gì khó hiểu khi Steve Balmer mới đây đã phải tái cấu trúc Microsoft để cải thiện khả năng thực thi nội bộ và tăng cường hợp tác trong tổ chức. Hiện nay, các doanh nghiệp Châu Á truyền thống thực sự cần rất nhiều sự khiêm nhường, để có thể cạnh tranh trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, bạn cần một văn hóa tiếp nhận sự khiêm nhường để phá vỡ mọi rào cản cũng như không dựng lên bất kỳ chướng ngại vật nào khác.

Mong muốn giữ vững vị trí hiện tại hay mong muốn trường tồn mãi mãi

Trong công việc, chúng tôi phát hiện ra rằng các công ty Châu Á thường có xu hướng thực hành tính khiêm nhường như một hành động để thể hiện đạo đức hay sự mộ đạo chứ không phải thực sự để đạt được thành công. Rất nhiều người sẽ sẵn sàng “thể hiện” sự khiêm nhường trước cấp trên hoặc đồng nghiệp hơn tuổi nhưng không dễ dàng nhận về mình “phần bánh khiêm nhường” khi có lỗi gì đó xảy ra. Và tính khiêm nhường ở đây được thực hành một cách hết sức cực đoan khi ai đó sẵn lòng bỏ việc như một “dấu hiệu” thể hiện sự khiêm nhường thay vì chấp nhận sai lầm và ở lại để làm mọi việc trở nên tốt hơn. Vì vậy, việc thực hành sự khiêm nhường ở Châu Á không thực sự thực tế mà dường như chỉ là một hình thức vỏ bọc để mọi người thực hành cho phù hợp với tình thế.

Điều này, xét trên nhiều phương diện, chính là kết quả sau hàng thế kỷ của cách giáo dục và những lý thuyết đạo đức truyền thống ví dụ như đạo Khổng Tử – người đã phát triển những triết lý nhẳm đảo bảo sự hài hòa và những trật tự xã hội. Nhưng việc giảng giải và áp dụng những tư tưởng của Khổng Tử cần phải được đặt vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Vào thời đại Khổng Tử, chiến tranh và biến động xã hội đã khiến con người cần tìm kiếm ý nghĩa và những đạo lý để tham khảo. Do đó những lý thuyết của ông nhằm dẫn dắt giúp con người thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc hành xử chung để đảm bảo sự bình yên và hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, những nguyên tắc hành xử này sớm trở thành một khuôn khổ kìm hãm việc mong muốn học hỏi và nhu cầu tìm hiểu kiến thức. Mặc dù vậy, nhiều năm qua, những học giả và nhà hiền triết đến từ Ấn Độ và Trung Quốc đã nhanh chóng đặt ra những câu hỏi đối với những chuẩn mực xã hội xưa kia để khuyến khích sự thay đổi, vậy nhưng rất nhiều quốc gia Châu Á vẫn bị kìm kẹp dưới ấn tượng rằng việc đặt câu hỏi là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng và việc giữ vững trật tự xã hội chính là điều vô cùng quan trọng.

Ngược lại, Phương Tây, lại có những khái niệm về phát triển ý tưởng và xã hội hoàn toàn khác. Ảnh hưởng chủ yếu ở Phương Tây là từ các nhà tư tưởng người Hy Lạp, những người luôn không ngừng đặt câu hỏi lên vạn vật để hiểu được tận cùng mọi sự việc. Khái niệm này một lần nữa được tái khẳng định vào thế kỷ 17 bởi nhà hiền triết người Pháp Rene Descarters, người đã ủng hộ ý tưởng “Cotigo ergo sum” -” Tôi tư duy, tôi tồn tại”.  Sự cần thiết trong việc không ngừng đặt ra những câu hỏi và định nghĩa sự tồn tại của con người đã truyền cảm hứng và khuyến kích rất nhiều cuộc cách mạng xã hội và thương mại. Ví dụ như một chiếc điện thoại chỉ là một chiếc điện thoại hay nó lại là một chiếc máy tính? Hay tại sao chúng ta lại phải duy trì chế độ quân chủ mà không phải là một chính phủ của người dân và do người dân điều hành? Việc không ngừng theo đuổi ý nghĩa này đã giúp cho Phương Tây tiếp tục trở thành người dẫn dắt phương Đông xét về lĩnh vực sáng tạo. Đây là lí do tại sao mà Phương Đông chúng ta có rất nhiều điều cần ngưỡng mộ Phương Tây. Từ giáo dục cho đến kỹ thuật, nâng cao đời sống hàng triệu người giúp cho họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, Châu Á đang phát triển trên nền tảng của Phương Tây.

Sự khiêm nhường rất cần thiết để hình thành một Châu Á mới:

Hiện nay khi Châu Á có được nền tảng và những nguồn lực dồi dào để đóng góp cho một thế giới tốt đẹp hơn, đây là thời điểm để vượt qua sự kìm kẹp của quá khứ và phát triển cách thức tư duy hoàn toàn mới. Để làm được điều này sẽ là không đủ nếu chỉ xây dựng những tổ chức giàu có mà còn cần cam kết giải phóng tất cả mọi người khỏi sự thờ ơ và trao quyền cho họ trở thành những con người tốt đẹp hơn. Cách thức mới này rất cần thiết bởi các doanh nghiệp Châu Á hiện nay không còn giới hạn hoạt động kinh doanh ở những môi trường được bảo hộ và đang vận hành tại những thị trường khác nhau trên toàn thế giới. Trong những môi trường kinh doanh mới này, ưu thế doanh nghiệp nội địa hay ưu đãi của chính phủ không còn quan trọng nữa. Những doanh nghiệp này sẽ đứng trên cùng một trận địa với các doanh nghiệp Phương Tây, những người bạn có lợi thế hơn trong việc xây dựng văn hóa không ngừng học hỏi và khiêm nhường. Dưới đây là 3 cách các doanh nghiệp tận dụng tính khiêm nhường để có thể hình thành thế giới:

1) Tái định nghĩa khái niệm quyền lực

Thông thường, quyền lực thường được trao cho những người có kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, trong thời đại thay đổi không ngừng như hiện nay, một người chỉ nên được trao cho quyền lực nếu họ biết cách tốt nhất để khai thác những ý tưởng, sự hiểu biết, khả năng nhìn nhận vấn đề theo một cách hoàn toàn mới và biết cách xây dựng sự hợp tác. Việc người lãnh đạo sử dụng cách thức tiếp cận chủ động để “hạ mình” nhằm khuyến khích các nhân viên là vô cùng quan trọng bởi ở rất nhiều môi trường văn hóa, số đông vẫn cho rằng việc nhân viên lên tiếng trước mặt ông chủ là không thể chấp nhận được. Để đạt được điều này, người lãnh đạo không thể hy vọng sự khiêm nhường sẽ phát triển nếu không tự mình là người làm gương đầu tiên. Bởi vậy trong các doanh nghiệp, điều quan trọng là chúng ta phải tạo ra sự ấn tượng mới với khái niệm về quyền lực. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được điều này khi bạn thực hiện những cử chỉ tại nơi làm việc như, dịch chuyển bức tường giữa các nhân viên và người lãnh đạo, hoặc khi người CEO bước vào lặng lẽ và tự phục vụ đồ ăn như mọi nhân viên mà không chút phô trương. Và những người lãnh đạo cần đi một con đường dài trong việc truyền cảm hứng cho văn hóa khiêm nhường có thể phát triển và duy trì trong các doanh nghiệp.

2) Tái cơ cấu tổ chức không phải thay đổi các vị trí chức năng mà xung quanh dòng chảy của thông tin

Ngày nay, khi mà thông tin đang truyền tải hết sức nhanh chóng và có thể làm thay đổi tình thế một cách nhanh chóng như những dòng sông ngập tràn nước thì điều hết sức quan trọng bạn cần làm đó là rà soát lại xem nếu như cơ cấu của tổ chức bạn đang kìm hãm sự hợp tác. Đặc biệt quan trọng đối với các lãnh đạo cấp cao của tổ chức, bạn có đang nhận được những luồng thông tin cần thiết để thực hiện công việc của mình tốt hơn? Nếu như câu trả lời là chưa thì tốt hơn hết là bạn hãy đứng dậy và tới gần trung tâm của những hành động đang diễn ra. Thật thú vị khi thấy Giáo hoàng Pope Francis đã thay đổi việc tiếp nhận các dòng thông tin được báo cáo đến ông như thế nào chỉ đơn giản bằng việc ông đã từ chối việc sử dụng căn hộ của Giáo Hoàng. Thật là lộn xộn khi mà Đức Giáo Hoàng lại ở trong khách sạn của Vatican. Nhưng ông đã thực hiện điều mà các CEO thực sự rất nên làm, chính là đến ở nơi trung tâm mà thông tin dày đặc nhất. Bởi các khách sạn đón rất nhiều lượt khách tham quan mỗi ngày, Giáo Hoàng có cơ hội để tương tác và tận tai nghe xem tổ chức của mình đang vận hành như thế nào.

Cũng như trong nhiều công ty Châu Á, mỗi khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổ chức, một thực tế rất phổ biến đó là rất nhiều CEO không nhận thức được nhiều dòng thông tin bởi cấu trúc tổ chức của họ không có khả năng đưa các thông tin liên quan trực tiếp đến người CEO. Bởi vậy, việc phá vỡ những tập quán truyền thống và tạo ra những giây phút khi những người lãnh đạo bước xuống các phòng ban tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và lắng nghe các luồng thông tin là vô cùng quan trọng.  Chúng tôi ủng hộ việc các phòng ban đôi khi nên ngừng mọi công việc một chút, để hợp tác với các thành viên thuộc phòng ban khác, từ đó, có được những góc nhìn mới.

3) Không ngừng gắn kết liên tục để ngăn chặn những tòa tháp cô lập vươn lên

Để sự khiêm nhường phát triển, đòi hỏi nhiều hành động hơn những biểu hiện đơn thuần để thành công. Trong tổ chức của chúng tôi, chúng tôi thực hành một tập quán thường niên có tên gọi Bonsai – nơi chúng tôi chia sẻ những đóng góp cho nhau giúp từng cá nhân cải thiện và phát triển. Bonsai được bắt đầu với thành viên ở vị trí cao nhất cho tới vị trí thấp nhất trong công ty. Tập quán này thực sự đã làm mới tất cả chúng tôi bởi nó tạo cho mọi người cảm giác rằng tất cả ở đây để làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Để đảm bảo rằng các tập quán này có ý nghĩa cho mỗi tổ chức, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát để đánh giá tính hiệu quả của việc truyền tải thông tin. Khảo sát chúng tôi đã tiến hành đối với rất nhiều khách hàng luôn luôn chỉ ra rằng mọi người rất thiếu niềm tin vào tổ chức để tiếp nhận ý tưởng mới và thay đổi. Bất kỳ khi nào chúng tôi định nghĩa và “phiên dịch” những kết quả nghiên cứu này dưới góc độ tài chính, nó cho thấy các doanh nghiệp đang mất đi hàng triệu đô la mỗi năm bởi sự lo sợ của họ không dám đối thoại và thay đổi. Để đấu tranh với nỗi sợ hãi này, các doanh nghiệp cần nhận ra rằng bạn chỉ có thể thu lợi từ tính khiêm nhường nếu như bạn không ngừng thực hành các tập quán và sử dụng những chỉ số đánh giá hiệu quả công việc để đẩy lùi sự xấu xa của tính ngạo mạn và tự cao. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã chứng minh sự ngạo mạn và tự cao có thể nguy hiểm như thế nào và không bao giờ là thừa nếu như chúng ta cố gắng khiêm nhường hơn nữa, nếu như chúng ta đang cố gắng vươn lên trở thành một thương hiệu có thể hình thành thế giới.

Ông Lawrence Chong, CEO Consulus, tập đoàn tư vấn đổi mới tổ chức có trụ sở chính ở Singapore và đã tham gia tư vấn các tập đoàn sở hữu gia đình ở trên 18 thành phố lớn tại Châu Á. Lawrence Chong là cố vấn chiến lược của Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam. Ông vừa trình bày tham luận tại Tọa đàm “Vai trò gia đình doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế và Hội nhập” tổ chức bởi Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, VCCI và Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam.

Bài viết được đăng trên Doanh Nhân Sài Gòn số 277.

Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/.

Read next

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tại sự kiện hội thảo và workshop dành cho ngành Giáo dục – Đào tạo diễn ra vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, Consulus Việt Nam đã mang đến cơ hội học hỏi và áp dụng thực tiễn các chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu trong ngành Giáo dục – Đào tạo về chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số và xây dựng thương hiệu.

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Hôm nay, Sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0 được Consulus Việt Nam, Đại học RMIT Việt Nam và Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội ra mắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt trước sự chứng kiến của các cơ quan chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức phát triển quốc tế có mặt tại Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Singapore.