Mới đây, ông Lawrence Chong, Đồng sáng lập viên và CEO Consulus đã chia sẻ quan điểm xoay quanh Châu Á cần học cách tiếp nhận thất bại và khuyến khích mọi người quyết tâm để bắt đầu lại từ đầu với CafeF và CafeBiz, một trong các kênh thông tin kinh tế – tài chính hàng đầu Việt Nam.
Cơ quan Hàng Không – Vũ Trụ Mỹ (NASA) đã làm nên lịch sử khi hạ cánh thành công robot thám hiểm sao Hỏa tự hành, Curiosity, lên hành tinh đỏ vào tháng 8 năm 2012. Chỉ cần thực hiện một chi tiết nhỏ không đúng trong quy trình hạ cánh đầy mạo hiểm và tham vọng này, giai đoạn mà các nhà khoa học của NASA gọi là “7 phút kinh hoàng”, (trong đó, tàu thám hiểm tự hành này phải đâm xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa có mức nhiệt độ lên tới 871 độ C với vận tốc đạt 20.920km/h), sứ mệnh này đã không thể thành công và hàng tỉ đô la và công sức hàng năm trời của các nhà khoa học NASA sẽ xuống sông xuống bể.
Trong bối cảnh ngân sách có nguy cơ bị cắt giảm trong khi các nhà làm luật liên tục đưa ra những lời chỉ trích nhằm bảo vệ quan điểm giao công việc thám hiểm vũ trụ cho khu vực tư nhân đảm nhiệm, NASA đã xoay sở thành công và truyền cảm hứng cho những thế hệ sau về giấc mơ lớn trong chinh phục vũ trụ.
Ở Châu Á, chúng ta thường không dễ dàng tiếp nhận thất bại và chỉ trích. Một công ty phát thanh của Singapore đã từng tung ra một chiến dịch quảng cáo và rất khéo léo mô tả cách thức người dân Châu Á chúng ta thường đối mặt với thất bại. Công ty này đã làm một video ghi lại cảnh một cậu bé đang đánh quần vợt rất tệ còn người bố thì đang đứng ủng hộ bên ngoài sân. Khi người huấn luyện viên nói khéo rằng cậu bé chơi tệ đơn giản là do không có năng khiếu, người cha lại chỉ nghe thấy những điều tốt và ôm ảo tưởng rằng con trai mình sẽ là Agassi kế tiếp.
Một vài quốc gia Châu Á đã vội mặc định rằng nền kinh tế của họ đã là một sự thành công, mặc cho nạn tham nhũng đầy rẫy và phần lớn số doanh nghiệp của họ vẫn là người gia công và trung gian trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cách tiếp cận của chúng ta trong khi đối mặt với thất bại thường là: biện minh rằng chúng ta đã cố gắng hết sức, cảm thấy yếu đuối và hy vọng những lời chỉ trích sẽ sớm qua đi.
Một hiện tượng rất lạ nữa đó là khi Châu Á vươn lên, sự khao khát dành cho đam mê và sự kiên nhẫn dường như giảm xuống. Trong khi một vài doanh nghiệp Châu Á đã bắt đầu thống trị công nghệ và sáng tạo, rất nhiều doanh nghiệp khác đã tự mãn với “đỉnh cao” hiện tại của mình. Họ chỉ cần biết rằng công việc kinh doanh đang thu được nhiều lợi nhuận, do vậy khát vọng hình thành thế giới và và nắm giữ tương lai của chính mình không phải là điều quan trọng với họ. Có thể nói đây là một xu hướng đáng báo động. Chúng ta cần ở giai đoạn mà mỗi cá nhân không ngừng đam mê, sẵn sàng chấp nhận thách thức và không ngừng vươn lên học hỏi kiến thức. Châu Á đã đạt được vị trí nhất định, nhưng chúng ta có thể tốt hơn như thế.
Để Châu Á tiếp tục vươn lên trở thành châu lục của những nhà vô địch, chúng ta cần học cách tiếp nhận thất bại và khuyến khích mọi người quyết tâm để bắt đầu lại từ đầu. NASA sẽ không thể đưa Robot Curiosity lên Sao Hỏa thành công nếu như không có những thế hệ trước, những người đã trải nghiệm rất nhiều thất bại và chính những thất bại đó đã giúp thế hệ hiện tại hiểu rõ thách thức mà họ đang phải đối mặt. Khả năng và ý chí quyết tâm mặc cho những khó khăn đã đưa cuộc chinh phục vũ trụ của loài người tiến lên phía trước.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng chiến lược và thu lợi từ ngay chính những thất bại của bản thân? Hãy cân nhắc những ý tưởng dưới đây:
1. Hãy để chính nỗi sợ thất bại truyền cảm hứng cho bạn
2. Nhận dạng kiểu thất bại bạn gặp phải
3. Xây dựng văn hóa luôn sẵn sàng tiếp nhận thất bại
Mời đọc những lời khuyên của ông Lawrence Chong về cách tiếp nhận thất bại và bắt đầu lại trên trang CafeF và phiên bản Tiếng Việt đầy đủ “Học cách tiếp nhận thất bại và bắt đầu lại” .
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại www.consulus.com/countries/vietnam.