Mới đây, ông Lawrence Chong, Đồng sáng lập viên và CEO Consulus đã chia sẻ quan điểm xoay quanh: Làm cách nào các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược và thu lợi từ chính những thất bại với Thời Báo Kinh tế Sài Gòn số 46-2013.
Một công ty trong ngành truyền thông của Singapore đã từng tung ra một chiến dịch quảng cáo và rất khéo léo mô tả cách thức người dân Châu Á chúng ta thường đối mặt với thất bại. Công ty này đã làm một video ghi lại cảnh một cậu bé đang đánh quần vợt rất tệ còn người bố thì đang đứng ủng hộ bên ngoài sân. Khi người huấn luyện viên nói khéo rằng cậu bé chơi tệ đơn giản là do không có năng khiếu, người cha lại chỉ nghe thấy những điều tốt và ôm ảo tưởng rằng con trai mình sẽ là Agassi kế tiếp.
Trong hoạt động kinh doanh, cách tiếp cận của chúng ta trong khi đối mặt với thất bại thường là: biện minh rằng chúng ta đã cố gắng hết sức, cảm thấy yếu đuối và hy vọng những lời chỉ trích sẽ sớm qua đi.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng chiến lược và thu lợi từ ngay chính những thất bại của bản thân? Hãy cân nhắc những ý tưởng dưới đây:
Hãy để chính nỗi sợ thất bại truyền cảm hứng cho bạn
Khi bạn bắt tay vào khởi nghiệp, đừng bị quanh quẩn với ý nghĩ cơ hội thành công của công việc kinh doanh của bạn là bao nhiêu. Thay vào đó, hãy dành thời gian suy nghĩ về những cách thức khác nhau khiến một ý tưởng có thể thất bại.
Hãy khuyến khích mọi người nghiên cứu những con đường khác nhau có thể khiến một dự án thất bại, và nghiên cứu những nhân tố khác nhau trước khi đề xuất một giải pháp. Đội nhóm của bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn, nếu như họ được đặt vào môi trường đòi hỏi họ phải suy nghĩ dưới sức ép. Để có được hiệu quả tốt nhất từ những thử thách này, bạn cần phải là người điều phối họ để họ không quá bị áp lực và trở nên cực đoan. Điều bạn thực sự muốn là thách thức họ đưa ra những giải pháp, chứ không phải làm họ tê liệt.
Nhận dạng kiểu thất bại thường gặp
Hãy cẩn trọng và đừng vội vàng đi tới kết luận rằng một công việc kinh doanh đã thất bại do không có sự rà soát kỹ lưỡng. Sự rà soát nên được cân nhắc xem hành trình từ giai đoạn lập kế hoạch cho tới các quy trình, để nhận dạng xem điều gì đã sai. Hãy cẩn trọng với 3 kiểu thất bại dưới đây:
Thất bại thuộc về thực thi diễn ra do các lỗi sai liên quan đến quy trình hay con người. Một hành động nhất định đã không được thực hiện tốt, do vậy kết quả không được như mong đợi. Bạn có thể kỳ vọng kết quả sau khi bạn đã thay đổi quy trình hoặc nhân sự liên quan.
Thất bại thuộc về môi trường diễn ra khi môi trường kinh doanh không phát triển đúng như mong đợi để hỗ trợ công việc kinh doanh. Công việc kinh doanh của bạn có thể đang tạo ra lợi nhuận, nhưng để đảm bảo tài chính là rất khó khăn. Bạn sẽ phải điều chỉnh khía cạnh tài chính để tạo thêm thời gian cho công việc kinh doanh của mình,
Thất bại thuộc về ý tưởng diễn ra khi không có ai sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm của bạn sau khi nó đã được tung ra thị trường. Bạn có thể đã làm rất nhiều việc và những việc đó dường như đều đúng, nhưng nó lại không hiệu quả. Bạn sẽ cần phải rà soát lại và thay đổi khái niệm và mô hình kinh doanh.
Xây dựng văn hóa luôn sẵn sàng tiếp nhận thất bại
Chính những lỗi sai có thể lại là chất xúc tác tuyệt vời cho thành công. Bạn có biết khi nào ai đó làm điều gì sai trong tổ chức của bạn? Trong hoàn cảnh đó, bạn cư xử với họ như thế nào? Bạn có muốn tổ chức của mình là một tổ chức nơi mọi người cởi mở chia sẻ những lỗi sai của mình trước khi chúng trở thành những vấn đề lớn.
Việc thẳng thắn với khuyết điểm của ai đó không phải là một điều tự nhiên trong văn hóa Châu Á, do vậy người lãnh đạo càng cần phải động viên và khuyến khích nhân viên khi họ cố gắng nhận trách nhiệm và sửa đổi. Ở tổ chức của chúng tôi, việc các nhân viên cấp dưới chia sẻ những khuyết điểm với cấp trên trước mặt các nhân viên khác là một điều phổ biến. Sau khi chia sẻ, chúng tôi lập tức chuyển sang xác định điều gì đã khiến đi đến một giải pháp không đúng. Chúng tôi không quanh quẩn với lỗi sai đó và không chơi trò đổ lỗi. Niềm tin được xây dựng giữa nhân viên và người lãnh đạo, và mọi người trở nên cởi mở hơn và sẵn sàng chia sẻ để giải quyết vấn đề. Văn hóa này cần nhiều thời gian để phát triển, nhưng nó làm chúng tôi trở nên mạnh hơn và thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh trong môi trường kinh tế biến động không ngừng như hiện nay.
Mời đọc bài viết đầy đủ trên bản e-paper của Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 46 trang 42-43 và phiên bản tiếng Việt đầy đủ “Học cách tiếp nhận thất bại và bắt đầu lại“.
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/.