Mới đây, ông Lawrence Chong, Đồng sáng lập viên và CEO Consulus đã chia sẻ quan điểm xoay quanh: Để logo của doanh nghiệp có sức mạnh di chuyển cả núi non với Thời Báo Kinh tế Sài Gòn số 47-2013.
Nhiều chủ doanh nghiệp Châu Á khi thiết kế logo, họ có xu hướng nhìn vào logo của các thương hiệu phương Tây xuất hiện khắp nơi. Cách thức thường được sử dụng đó là tìm đến một công ty quảng cáo bất kỳ, yêu cầu họ cung cấp hàng trăm mẫu logo và sau đó lựa chọn một mẫu logo dựa trên cảm tím và ít tốn kém nhất. Rất không may, logo này sẽ xuất hiện trên các sản phẩm và đại diện cho công ty trong nhiều năm. Một logo không có khả năng thể hiện tuyên bố mục đích của thương hiệu một cách rõ ràng và theo một cách phù hợp sẽ thất bại trong việc tạo ra lợi thế kinh doanh cho thương hiệu.
Từ thời cổ đại, các thể chế chính trị và tôn giáo đã sử dụng những biểu tượng và hình tượng để hình thành nhận thức về giá trị, sức mạnh và tính thần thánh. Các biểu tượng được thiết kế độc đáo và khác biệt chính là cách thức riêng biệt và duy nhất để truyền đạt ý nghĩa của những tôn giáo một cách ngắn gọn tới những tín đồ ở những khoảng cách xa xôi. Những người dân ở các vùng đất bao la của La Mã cổ sẽ được thông báo và biết đến sự thay đổi người cầm quyền khi họ nhìn vào đồng tiền Đơ-na-riut. Trong khi đó, các nhà truyền giáo của những tôn giáo khác nhau đi đến những vùng đất khắp nơi trên thế giới để truyền đạt ý nghĩa những biểu tượng tôn giáo của họ. Trong thời đại của chúng ta, bạn có thể che đi một phần biểu tưởng của Coca-cola nhưng chúng ta vẫn nhận ra thương hiệu này. Tương tự với biểu tượng dấu ngoắc phẩy của Nike và ngôi sao trắng của Mont Blanc. Trong thực tế, logo quan trọng tới mức hầu hết những thương hiệu lớn sẽ không thay đổi logo vì sợ rằng khách hàng sẽ không nhận ra họ nữa. Vậy thì, nếu logo có tầm quan trọng đến như vậy, tại sao các doanh nghiệp Châu Á lại dành quá ít nỗ lực để tạo ra những logo có bản sắc và giúp khách hàng dễ dàng nhận ra mình?
Sự thống trị của các thương hiệu phương Tây trong các lĩnh vực như các sản phẩm xa xỉ, thực phẩm, đồ uống và công nghệ đã định hình cách thức chúng ta nhìn nhận về thiết kế ở Châu Á. Sự ảnh hưởng này quá lớn tới mức rất nhiều ông chủ Châu Á khi phát triển thương hiệu mới đều nhìn vào logo của những thương hiệu phương Tây và bắt chước họ. Những ông chủ này cho rằng họ sẽ mất đi thị phần nếu thiết kế một logo khác đi, do khách hàng sẽ không muốn chi tiền mua sản phẩm của họ. Cơ hội bị bỏ lỡ ở đây chính là: logo thực chất cần phải khác biệt, có như vậy, logo mới có thể giúp cho khách hàng liên kết nó với thương hiệu mà nó đại diện và từ đó, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Nó không phải để củng cố bản sắc cho một thương hiệu khác mà là để xây dựng bản sắc thương hiệu của riêng bạn. Sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến các doanh nghiệp việc mất đi nhưng cơ hội kinh doanh.
Nhờ có Internet, giờ đây việc tạo ra ảnh hưởng và tạo ra những người cổ động cho thương hiệu ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, quá ít doanh nghiệp Châu Á có khả năng tận dụng tốt đa những lợi ích từ internet trong việc tạo ra ảnh hưởng đối với khách hàng bởi các doanh nghiệp này thiếu những câu chuyện phía sau để thực hiện được điều đó. Họ có những biểu tượng không có ý nghĩa gì và đưa ra những đề xuất thiếu tầm nhìn hạn chế việc phát triển mối gắn kết có ý nghĩa với khách hàng. Việc này cũng giống như quốc gia bạn có 1 quốc kỳ nhưng bạn lại không thể mô tả lá cờ đó có ý nghĩa gì. Nếu như những nhân viên cũng như những người lãnh đạo cũng không hiểu được ý nghĩa phía sau logo của doanh nghiệp bạn, làm sao khách hàng của bạn có thể yêu mến và gắn kết mình với thương hiệu của bạn? Khi Châu Á vươn lên, việc vượt qua 3 thách thức căn bản này và tối đa hóa các cơ hội doanh thu và tầm ảnh hưởng là rất quan trọng. Không có điều gì ngăn cản các doanh nghiệp Châu Á thiết kế những biểu tượng và dấu ấn có tầm ảnh hưởng. Dường như đây là một vết thương do chính chúng ta tạo ra và do chúng ta thiếu một chiến lược rõ ràng để tối đa hóa tầm ảnh hưởng của thương hiệu thông qua việc thiết kế một logo độc đáo.
Dưới đây là 3 bước căn bản để đảm bảo rằng bạn sẽ có một biểu tượng có sức mạnh di chuyển cả núi non:
Bước 1: Để tạo ra sự khác biệt, hãy bắt đầu với một xuất phát điểm có ý nghĩa
Trước khi bạn bắt đầu thiết kế một logo, hãy ngồi lại và liệt kê ra những điều bạn muốn đạt được với logo này. Trong công việc của chúng tôi, trước khi thiết kế một logo, chúng tôi dành 1-3 tháng nghiên cứu tổ chức, để tìm kiếm những từ ngữ, cách diễn đạt độc đáo được sử dụng bởi những người lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp, để phát hiện bất kỳ biểu tượng đặc biệt nào họ đã sử dụng. Đây là một kho tàng vô giá chưa được khai thác bởi không nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng xét về văn hóa doanh nghiệp và lối tư duy, họ rất giàu có. Rất nhiều lần, khi chúng tôi trình bày những kết quả nghiên cứu đã thu được, khuôn mặt của những người lãnh đạo doanh nghiệp và những người nhân viên sáng bừng lên khi họ nhận ra những từ ngữ và biểu tượng họ thường dùng. Vấn đề nằm ở chỗ, họ chưa bao giờ dành thời gian để rà soát và nhìn nhận chính những tài sản nội bộ của họ cho tới khi chúng tôi làm điều đó. Cùng với những nghiên cứu trực quan về thương hiệu, một điều rất quan trọng đó là cần gắn kết nó với mục đích tồn tại của doanh nghiệp và những niềm tin của doanh nghiệp đó. Xét cho cùng, một logo tuyệt vời cần phản ánh được bản sắc của tổ chức thay vì sự hào nhoáng về hình thức bề ngoài.
Bước 2: Để đạt hiệu quả, logo cần phải đặc trưng và dễ nhận biết
Không giống như những mẩu quảng cáo, bạn có thể đặt vào một hình ảnh ấn tượng và mô tả hình ảnh đó bằng những thông điệp hay lời giải thích, bạn không thể làm điều đó với một logo. Bạn không thể đặt quá nhiều yếu tố vào một logo bởi logo vốn là để tạo ra hoặc khuyến khích một sự gắn kết duy nhất. Đồng thời, bạn phải nhìn xem các đối thủ cạnh tranh đang làm gì, logo của họ trông như thế nào, có những màu sắc gì và họ sử dụng phông chữ nào. Logo cũng không nên dựa trên những xu hướng nhất định bởi mỗi logo cần tồn tại ít nhất 50 năm hoặc hơn thế nữa. Tất cả những yếu tố này làm cho việc thiết kế logo trở thành một bài toán không hề đơn giản. Một logo vĩ đại cũng giống như một lời giới thiệu vắn tắt diễn đạt một cách chính xác và hấp dẫn nhất về doanh nghiệp. Điều khác biệt đó là, thay vì một lời giới thiệu, logo cần đạt được hiệu quả tương tự trong vòng dưới 3 giây. Chỉ với một cái nhìn, liệu khách hàng có thể nhận ra thương hiệu bạn hay không?
Bước 3: Để khách hàng tiếp nhận logo của bạn, bạn cần là người cổ động bởi logo không thể tự nói về mình
Xét cho cùng, mỗi logo không thể tự mình giải thích về ý nghĩa của nó, nó cần một quy trình đào tạo bền vững để khách hàng có thể hiểu và tiếp nhận. Trong nội bộ doanh nghiệp, mỗi nhân viên mới cần được đào tạo về tầm quan trọng và ý nghĩa của bản sắc trực quan thương hiệu này và tại sao logo có ý nghĩa như vậy với doanh nghiệp. Điều này cũng giống như cần có một quy trình và chỉ dẫn nghiêm ngặt về việc sử dụng quốc kỳ và bạn cần trân trọng lá cờ này như thế nào. Chúng tôi nhận thấy rằng, khi các công ty có 1 quy trình tôn trọng việc sử dụng logo của mình, các khách hàng của họ sẽ có xu hướng tiếp nhận và trân trọng giá trị của thương hiệu hơn.
Mời đọc bài viết đầy đủ trên bản e-paper của Thời Báo Kinh tế Sài Gòn số 47-2013 trang 42-43 và phiên bản tiếng Việt đầy đủ “Liệu logo của bạn có sức mạnh di chuyển cả núi non?” và bản tiếng Anh “Will your logo move mountains?”
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/.