Tự mãn: Căn bệnh ung thư của doanh nghiệp – Doanh Nhân Sài Gòn

Jul 24, 2014 | Tiếng Việt, Vietnam, Ý tưởng về Tổ chức

Mới đây, ông Lawrence Chong, Đồng sáng lập viên và CEO Consulus đã chia sẻ với các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trên báo Doanh Nhân Sài Gòn về làm cách nào các doanh nghiệp có thể kiểm soát và kiềm chế tính tự mãn cũng như duy trì nó ở mức độ không gây hại cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp của họ.

Có thể nói, chính tính tự mãn, không phải tính cạnh tranh, là nguy cơ lớn nhất đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp. Nói chung, trong các tổ chức đều tồn tại tính tự mãn ở cấp độ nhất định, nhưng nó sẽ chỉ trở thành vấn đề nếu như cấp độ này tăng lên tới mức đe dọa “sức khỏe” của doanh nghiệp, tới mức khi một đối thủ biết được và tận dụng sự tự mãn này để đẩy doanh nghiệp bạn ra khỏi thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp đều được thiết kế để đấu tranh nhưng lại không được thiết kế để đối mặt với thành công. Đó chính là lý do tại sao sự tự mãn lại dễ dàng phát triển một khi thành công đến với những nhân viên trong tổ chức. Những dấu hiệu rõ rệt của sự tự mãn đang xuất hiện trong doanh nghiệp là:

Dấu hiệu 1: Chúng ta là người dẫn đầu trong lĩnh vực này hay lĩnh vực kia

Khi những tuyên bố trước công chúng của doanh nghiệp tập trung vào việc doanh nghiệp đang dẫn đầu về thị phần thị trường, thay vì ý nghĩa sản phẩm/dịch vụ bạn đem lại hoặc mối quan hệ với khách hàng, khi đó chúng ta nhận rằng doanh nghiệp đang không dành chỗ cho việc chấp nhận nguy cơ rằng doanh nghiệp có thể thất bại bất kỳ khi nào.

Dấu hiệu thứ 2: Khi doanh nghiệp đã có nhiều tiền hơn, đã đến lúc thu hút những nhân tài “danh giá”

Một số doanh nghiệp khi họ thành công và có nhiều tiền, họ có xu hướng nghĩ rằng đã đến lúc tuyển dụng những nhân tài tên tuổi và bỏ qua những quy trình đánh giá và tuyển dụng nhân sự vốn có của công ty. Việc này thực sự tạo ra vấn đề bởi nếu như bạn đột nhiên thu nạp và giới thiệu một loạt những nhân tài mới, những người vốn đã quen với văn hóa khác – một số có thể đem văn hóa đấu tranh từ doanh nghiệp cũ vào doanh nghiệp của bạn – điều này có thể tác động ghê gớm đến sự cân bằng trong hệ sinh thái nhân sự của doanh nghiệp bạn đang có, và gạt bỏ những nhân viên vốn có của bạn ra ngoài.

Dấu hiệu thứ 3: Trả mọi giá để củng cố vị trí

Việc mua doanh nghiệp khác tất nhiên là một cách để tăng uy tín của doanh nghiệp và củng cố ý nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn không bao giờ thất bại. Tuy nhiên, việc mua bán & sáp nhập cần mất nhiều thời gian để có thể thực sự tạo ra khác biệt đối với hoạt động của một công ty mẹ đặc biệt khi công ty được mua có quy mô lớn và sở hữu bộ máy phức tạp.

Trên đây mới chỉ là một vài trong số những dấu hiệu của sự tự mãn. Tuy nhiên, rất thường xuyên, sự tự mãn nhen nhóm và xuất hiện ở những cách vô cùng bất ngờ bởi nó là căn bệnh dai dẳng. Và nó xuất hiện hàng ngày, khi những cá nhân trong tổ chức phản kháng với việc học tập và thể hiện sự mất kiên nhẫn với những ý tưởng mới. Khi những người lãnh đạo không nhìn nhận được rằng pháo đài vững chắc họ đã xây dựng cũng có thể bị tan vỡ, họ sẽ phát triển suy nghĩ tự cao và quên đi môi trường xung quanh mình. Đây chính là giai đoạn khi sự tự mãn cuối cùng chiếm được vị trí thống lĩnh và bóp nghẹt sự sáng tạo. Hồng Y Jorge Bergoglio, khi chỉ trích Giáo hội của mình – tổ chức tôn giáo lớn nhất thế giới – đã nhấn mạnh rằng khi một tổ chức “tự lấy mình là hệ tham chiếu, tổ chức đó thực sự đang bị bệnh”.

Trong kinh nghiệm trợ giúp các doanh nghiệp Châu Á, chúng tôi đã đúc rút ra 3 phương pháp tiếp cận hiệu quả để đấu tranh với căn bệnh ung thư này của các doanh nghiệp:

1) Tập trung vào những cổ đông ở cấp độ thấp nhất bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp

2) Thách thức những người lãnh đạo của bạn, nhắc nhở họ về cơ hội và thách thức

3) Xây dựng văn hóa lắng nghe thay vì văn hóa chỉ biết phản ứng

Mời đọc bài viết trên bản e-paper của Doanh Nhân Sài Gòn số 301 hoặc tham khảo phiên bản tiếng Việt đầy đủ Tự mãn: Căn bệnh ung thư của doanh nghiệp

Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/.

Read next

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tương lai Kiên cường chủ động cho Ngành Giáo dục – Đào tạo

Tại sự kiện hội thảo và workshop dành cho ngành Giáo dục – Đào tạo diễn ra vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, Consulus Việt Nam đã mang đến cơ hội học hỏi và áp dụng thực tiễn các chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu trong ngành Giáo dục – Đào tạo về chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số và xây dựng thương hiệu.

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Consulus Việt Nam công bố Sách trắng về mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho Công nghiệp 4.0 và thời kỳ hậu đại dịch, đề xuất lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao

Hôm nay, Sách trắng Việt Nam Thông minh 4.0 được Consulus Việt Nam, Đại học RMIT Việt Nam và Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội ra mắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt trước sự chứng kiến của các cơ quan chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức phát triển quốc tế có mặt tại Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Singapore.