Ngày 10 tháng 9 năm 2013, với vai trò Khách mời và nhà cố vấn chiến lược cho Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam, Ông Lawrence Chong đã trình bày tham luận trước Tọa đàm “Vai trò gia đình doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế và Hội nhập”. Tọa đàm được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp bởi Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam và Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.
Tọa đàm là sự kiện giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về vai trò của gia đình doanh nhân trong sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời chuẩn bị cho Lễ ra mắt Hội đồng Doanh nhân và gia đình Việt Nam vào ngày 20/10/2013 tới đây tại Hà Nội.
Tọa đàm có sự góp mặt và chia sẻ của TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, Đại diện Hội đồng Doanh nhân và gia đình Việt Nam; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay, đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII chia sẻ về “Gia đình doanh nhân trong lịch sử Việt Nam”; Ông Phạm Đình Đoàn Tập đoàn Phú Thái trình bày về “sự cần thiết ra mắt Hội đồng Doanh nhân và gia đình Việt Nam” và Lawrence Chong trình bày về “Tương lai của các triều đại Châu Á”. Ngoài ra, tham dự tọa đàm có đại diện các tập đoàn gia đình lớn tại Việt Nam như Ông Đỗ Văn Vẻ – Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hương Sen, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh – Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam…
Trình bày trước Tọa đàm, Ông Lawrence Chong cho rằng “Lợi thế Doanh nghiệp gia đình so với doanh nghiệp thông thường là sự tận tâm, từ đó tạo ra những sản phẩm tốt hơn bởi tình yêu gia đình chính là động lực để tạo ra những điều kỳ diệu”.
“Tuy nhiên, mô hình Doanh nghiệp gia đình cũng tạo ra những vấn đề cho các doanh nghiệp Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. 70% các doanh nghiệp gặp vấn đề về thu hút nhân tài từ bên ngoài. 75% chia sẻ quan ngại về tương lai tổ chức”.
“Khi thế hệ thứ nhất (ông, bà) và thứ hai (bố, mẹ) đặt quá nhiều tình yêu vào DN gia đình thì họ dễ không nhận ra được rằng thế giới đang thay đổi và bản thân mô hình kinh doanh của doanh nghiệp gia đình cũng cần phải có sự thay đổi để phù hợp” Ông Chong nói.
Ông cũng đặt ra câu hỏi “Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ: sáng tạo hay mạo hiểm vô ích?” Ông đề xuất xây dựng và phát triển một Học viên nghiên cứu Mô hình kinh tế gia đình để phát triển những mô hình kinh doanh sáng tạo, bí kíp và chiến lược thực tiễn cho doanh nghiệp gia đình Việt Nam trường tồn qua nhiều thế hệ.
Dựa trên Mô hình 9-Chiều (Mô hình độc quyền của Consulus), Ông đã đưa ra phương pháp tiếp cận để xây dựng tổ chức sáng tạo dựa trên sự kết hợp giữa tình yêu gia đình và mô hình kinh doanh.
Mời tham khảo Bài tham luận của Ông Lawrence Chong tại Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp Online hoặc tải về Bài viết trên Số Báo 73 (1.659) Thứ Tư 11/09/2013 (Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp).
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/