(View this article in English)
Trong cuốn tiểu thuyết The Pillars of the Earth, nhà tiểu thuyết gia lịch sử Kent Follet đã mô tả một cách rất sinh động cuộc sống trong một ngôi làng được hình thành và gắn kết bởi một mục tiêu xây dựng một nhà thờ chung. Mặc dù đây là một câu chuyện tưởng tượng và không dựa trên một chứng cứ lịch sử nào nhưng những nghiên cứu kỹ lưỡng về cuộc sống của tác giả đã cho thấy một cái nhìn rất sâu sắc của ông về sức mạnh kết nối và truyền cảm hứng phi thường của một mục tiêu khi được tạo nên dựa trên bản sắc chung – trong trường hợp này là nhà thờ. Đối với trường hợp của Châu Á, một trường hợp tương tự đó là ngôi đền Borobudur cũng là một ví dụ hết sức thú vị về việc họ đã có thể truyền cảm hứng cho cộng đồng như thế nào liên quan đến kiến trúc và sáng tạo để tạo ra một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.
Ngày nay các tổ chức và các doanh nghiệp đóng vai trò hình thành cuộc sống của chúng ta, cũng giống như những ngôi đền và những nhà thờ đã từng làm trong quá khứ. Hầu hết trong số chúng ta đều dành phần lớn thời gian của mình tại công sở và trong nhiều trường hợp, những mối quan hệ xã hội của chúng ta đều được xây dựng quanh công việc. Tuy nhiên, rất ngạc nhiên rằng ít công ty nhận ra bản sắc của tổ chức có sức mạnh ảnh hưởng như thế nào và rất nhiều công ty vô tình đã giới hạn tiềm năng và tầm ảnh hưởng của nó. Điều này làm suy yếu khả năng tổ chức giữ chân nhân tài bởi càng khó hơn để nhân viên liên hệ và thực sự gắn bó với tổ chức. Hậu quả là tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao khiến các công ty khó có thể xây dựng nền tảng tri thức và đảm bảo sự phát triển bền vững từ sáng tạo.
Doanh nghiệp bạn có muốn đạt được sự đồng thuận nội bộ tối đa để phát huy khả năng sáng tạo cho phát triển đột phá?
Một số những công ty tốt nhất thế giới đã sử dụng bản sắc thương hiệu (brand identity) của họ để thu hút và giữ chân nhân tài. Thông qua hiểu rõ bản sắc có ý nghĩa như thế nào với họ, các nhân viên sẽ có cảm giác sở hữu đối với tổ chức họ đang cống hiến, từ đó, giữ chân họ khỏi cảm giác muốn rời công ty ra đi.
Chẳng hạn, nhân viên của Facebook sử dụng những thuật ngữ nội bộ của Facebook để chia sẻ những suy nghĩ của mình. Tên của những sản phẩm của họ phản ảnh cách suy nghĩ của chính những con người ở Facebook và là những gì nhân viên có thể liên hệ với chính mình. Google thì cấp tiến hơn một bước và có hẳn 1 đội ngũ những người thiết kế chuyên phụ trách tạo ra những hình ảnh khác nhau cho logo của Google, đôi khi khiến nó trở thành công cụ có tầm ảnh hưởng lớn có thể thu hút truyền thông mạnh.
Những ví dụ trên chỉ ra những nỗ lực để biến bản sắc tổ chức của bạn thành những điều ý nghĩa và có sức mạnh tăng khả năng sở hữu và xây dựng tính gắn kết với những nhân viên. Để bắt đầu, dưới đây là 3 cách để các chủ doanh nghiệp nghiên cứu để cải thiện bản sắc tổ chức trở thành bản sắc có tầm ảnh hưởng hơn:
1. Xây dựng bản sắc có ý nghĩa
Rất nhiều công ty ở Châu Á tự mặc định rằng bản sắc một tổ chức chỉ đơn giản là logo, phục vụ mục đích rất nhỏ thay vì chức năng đại diện doanh nghiệp đó dưới dạng ký hiệu. Không có gì ngạc nhiên khi chỉ có những người ở cấp độ quản lý mới có khả năng giải thích ý nghĩa phía sau logo của công ty họ. Đây chính là những cơ hội đã bị các doanh nghiệp bỏ lỡ, khi logo là cách thức rất mạnh để truyền thông mục đích tồn tại doanh nghiệp của họ.
Nếu như logo của bạn mới chỉ dừng lại ở chức năng sử dụng cơ bản, bạn nên tiến hành nghiên cứu và thiết kế lại logo để thể hiện đúng nhất định hướng và tầm nhìn của tổ chức mình. Một nguyên tắc cơ bản chính là hãy coi logo như chính lá cờ tổ quốc của doanh nghiệp mình. Cũng như lá cờ tổ quốc của một dân tộc, nó đại diện cho tổ chức và có khả năng gợi lên những cảm xúc gắn kết trong những con người của tổ chức đó.
Một ví dụ trong kinh nghiệm của chúng tôi là trường hợp của tập đoàn Cyclect. Logo cũ mang hình ảnh đại diện của một máy phát điện, ám chỉ lĩnh vực hoạt động ban đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, logo đó không còn mô tả chính xác doanh nghiệp của họ, bởi họ đã phát triển và cung cấp dịch vụ sang những ngành công nghiệp khác. Là một phần trong quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy một thương hiệu mới cần được tạo ra để truyền thông định hướng phát triển mới của tập đoàn này. Logo mới của họ được hợp thành từ những chứ cái “C” kết nối với nhau để đại diện những đơn vị kinh doanh khác nhau trong chính tập đoàn. Logo mới này đóng vai trò như một lời nhắc nhở tới các công ty con và công ty liên kết khác nhau của tập đoàn rằng sức mạnh của họ nằm ở việc đoàn kết hợp tác cùng nhau đối mặt với những thách thức tưởng chừng không thể.
2. Xây dựng tập quán văn hoá
Tạo ra một bản sắc cho tổ chức chưa thể đủ nếu như bạn không tạo ra những tập quán trong doanh nghiệp để tạo ra sự gắn kết và kết dính trong tâm trí đội ngũ nhân viên. Bản sắc là một cơ hội tốt để gợi nhớ tất cả nhân viên về hành trình phía trước của tổ chức và tập quán tổ chức chính là cách thức tốt để họ luôn nhớ rằng bản sắc tổ chức đại diện cho điều gì.
Đối với trường hợp của Cyclet, chúng tôi đã tạo ra một hành động mang đậm bản sắc cho mọi nhân viên của Cyclect thực hành, đó là đan tay với nhau và kết nối thành một vòng tròn để tạo thành hình ảnh logo lớn, thể hiện tinh thần hợp tác và đoàn kết. Bằng cách này, hành động đan tay đã trở thành một lời nhắc nhở liên tục về bản sắc của tổ chức và ý nghĩa của câu khẩu hiệu “Biến điều tưởng chừng không thể thành có thể”. Một hành động đơn giản nhưng đã giúp tạo điều kiện cho tất cả nhân viên hiểu rõ ý nghĩa phía sau logo của họ. Hơn nữa, đây là một hoạt động tập thể, vì vậy nó tạo ra sự gắn kết mang tính tích cực cho mọi nhân viên của tập đoàn.
3. Xây dựng sự gắn kết
Hãy tạo ra những sự thử nghiệm thú vị với bản sắc tổ chức trong nội bộ nhân viên, bởi khi mọi nhân viên cấp dưới được tạo điều kiện đóng góp ý tưởng, họ sẽ có cảm giác sở hữu cao hơn và gắn bó hơn với doanh nghiệp. Cũng rất quan trọng để tất cả các phòng ban nghĩ về cách thức sử dụng nhứng ứng dụng hình ảnh của logo để diễn tả suy nghĩ và cảm hứng của mình. Điều này sẽ khuyến khích họ đóng góp vào phát triển văn hóa tổ chức.
Khi chúng tôi ra mắt logo của Cyclect trong nội bộ tập đoàn, chúng tôi muốn tất cả 400 nhân viên trở thành 1 phần của quy trình đáng nhớ đó. Chúng tôi đã tạo ra một bức tường ghép hình (mosaic) bao gồm ngôn ngữ trực quan độc đáo và đặc trưng được truyền cảm hứng từ logo. Trước bữa tiệc thường niên của tập đoàn, mỗi nhân viên đã được chọn 1 mảnh ghép, ký tên và đặt vào bức tường. Nghi thức này có ý nghĩa ghi nhận sự tham gia của họ như một mảnh ghép quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp và củng cố sự gắn kết cuả họ với Cyclect. Bức tường sẽ tiếp tục gợi nhớ họ về bản sắc tổ chức và những giá trị đồng hành.
Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng truyền thông trực tuyến như Instagram và Pinterest, những bức ảnh và những câu chuyện có thể trở thành những công cụ xây dựng bản sắc đắc lực. Và để có thể đạt hiệu quả tối đa từ những công cụ này, các doanh nghiệp cần sử dụng cách thức tiếp cận chiến lược để khuyến khích mọi nhân viên cùng tham gia. Mức độ tham gia của nhân viên cao hơn sẽ tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn và cảm giác tự hào sâu sắc hơn đối với công việc họ đang đảm nhiệm mỗi ngày. Khi đó, đội ngũ nhân viên sẽ dễ dàng đưa ra cam kết phát triển lâu dài cùng tổ chức và sẵn lòng xây dựng những “nhà thờ’ của sáng tạo.
Ông Lawrence Chong, CEO Consulus, tập đoàn tư vấn đổi mới tổ chức có trụ sở chính ở Singapore và đã tham gia tư vấn các tập đoàn sở hữu gia đình ở trên 18 thành phố lớn tại Châu Á.
Bài viết được đăng trên Báo Hỗ trợ Pháp lý Doanh nghiệp số 1 năm 2013.
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tại https://www.consulus.com/countries/vietnam/.